Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Công Nghệ > Hơn 80.000 shop online không bán được đơn hàng nào
Công Nghệ

Hơn 80.000 shop online không bán được đơn hàng nào

Last updated: 27/07/2025 9:08 am
Cafe Bệt
Share
SHARE

Sáu tháng đầu năm nay, số liệu từ nền tảng dữ liệu Metric.vn cho thấy, doanh số thị trường thương mại điện tử (4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop) đạt hơn 200.000 tỷ đồng, tăng 41,52% so với cùng kỳ 2024.

TikTok Shop dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, với mức tăng doanh số lên tới 69%, kéo theo thị phần vọt từ 29% lên 39%.

Dù vậy, ngôi đầu vẫn thuộc về Shopee , với 58% thị phần, tuy nhiên mức tăng trưởng chỉ đạt 16%, giảm so với mốc 63% cùng kỳ năm ngoái, cho thấy áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Trong khi đó, Lazada và Tiki tiếp tục gặp khó khăn với doanh số lần lượt giảm 48% và 63%, thị phần theo đó cũng bị thu hẹp rõ rệt.

Hơn 80.000 shop online không bán được đơn hàng nào- Ảnh 1.

Shopee giữ ngôi đầu nhưng thị phần thu hẹp, trong khi TikTok Shop tăng trưởng mạnh.

Theo Metric, sự thay đổi về thị phần cho thấy những biến chuyển rõ rệt trong hành vi tiêu dùng, đồng thời là tín hiệu để các sàn điều chỉnh chiến lược, đặc biệt chú trọng vào trải nghiệm nội dung, bán hàng tương tác trực tiếp .

Sự đào thải ngày càng khốc liệt trong thương mại điện tử, số lượng nhà bán hàng (shop) phát sinh đơn hàng tiếp tục giảm mạnh. So với cùng kỳ năm ngoái, nửa đầu năm nay, hơn 80.000 shop không bán được đơn hàng nào.

Diễn biến này cho thấy, thị trường thương mại điện tử đang bước vào giai đoạn sàng lọc khốc liệt, khi xu hướng dần nghiêng về phía các nhà bán hàng lớn, chính hãng (shop mall). Các shop mall dù chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số nhà bán, nhưng lại đóng góp phần lớn doanh thu/

Đơn cử, trên hai nền tảng Shopee và TikTok Shop , các shop mall chỉ chiếm 3,4% trong tổng số nhà bán hàng, nhưng lại đóng góp tới gần 29% tổng doanh thu của hai sàn này.

“Có thể thấy, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang dịch chuyển mạnh về các thương hiệu uy tín. Điều này phản ánh tâm lý tiêu dùng ngày càng khắt khe và đề cao sự an tâm khi mua sắm trong bối cảnh hàng hóa kém chất lượng tràn lan” – đại diện Metric.vn đánh giá.

Bên cạnh sự cạnh tranh giữa các shop trong nước, hàng nhập khẩu giá rẻ cũng đang nổi lên mạnh mẽ. Trên Shopee, nhóm hàng nhập khẩu ngày càng chiếm ưu thế ở phân khúc sản phẩm phổ thông

6 tháng đầu năm nay, nhóm này ghi nhận doanh số tới 7.500 tỷ đồng, với hơn 164 triệu sản phẩm bán ra. Dù chỉ chiếm khoảng 6% thị phần, nhóm hàng nhập khẩu vẫn tiêu thụ tốt nhờ mức giá trung bình thấp, khoảng 45.625 đồng/sản phẩm.

Trao đổi với PV Tiền Phong , bà Nho Đinh, Giám đốc điều hành tại Metric nhận định, chính mức giá cực thấp này đang gây áp lực lớn lên các nhà bán nội địa – vốn phải chịu chi phí sản xuất, nhân công vì chưa đạt được lợi thế quy mô. Nếu không có chính sách điều tiết phù hợp, sẽ rất khó để hàng Việt giữ được vị thế ngay tại thị trường trong nước.

Từ ngày 1/8, Cục Hải quan – Bộ Tài chính sẽ áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động với hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng qua dịch vụ chuyển phát nhanh,

“Để đạt được sự hài hòa giữa phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới và bảo vệ sản xuất trong nước, chính sách cần theo hướng hai chiều: khuyến khích đổi mới, nhưng đồng thời đảm bảo một sân chơi minh bạch và công bằng. Việc áp thuế với hàng giá trị thấp là khởi đầu đúng, nhưng cần các giải pháp mang tính hệ thống hơn”, bà Nho Đinh đề xuất.

Cũng trong nửa đầu năm nay, theo Cục Thuế – Bộ Tài chính, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số khác đạt 98.000 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2024. Có 63 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký kê khai, nộp 5.700 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2024. Ngoài ra, 143.500 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đã kê khai, nộp thuế với số tiền 1.960 tỷ đồng.

Cơ quan thuế cho rằng, việc siết chặt khâu kê khai, tăng cường quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử, trên nền tảng số, cải tiến quy trình hoàn thuế và triển khai các chuyên đề chống thất thu đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.


Nguồn tin: https://genk.vn/hon-80000-shop-online-khong-ban-duoc-don-hang-nao-20250727024812869.chn

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Miền Bắc đón nắng nóng, miền Trung tiếp tục mưa dông

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Siêu máy tính loại Real khỏi nhóm ứng viên Club World Cup

Siêu máy tính của hãng thống kê hàng đầu thế giới Opta xếp Real Madrid…

By Cafe Bệt

Indonesia phát hiện hợp chất mới chống ung thư

Nhà nghiên cứu Indonesia tìm thấy hợp chất chống ung thư cổ tử cung trong…

By Cafe Bệt

Rất quen mặt với người Việt

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, gan nhiễm mỡ đang dần trở thành…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Công Nghệ

Không chỉ là đồng hồ, Galaxy Watch8 series là trợ lý sức khỏe đúng nghĩa và rất đáng mua

By Cafe Bệt
Công Nghệ

ChatGPT vừa đạt được cột mốc khiến Google phải ngoái nhìn

By Cafe Bệt
Công Nghệ

Tuyệt đối không tham gia, truy cập!

By Cafe Bệt
Công Nghệ

Tin vui cho người dùng máy tính hệ điều hành Windows 11

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?