Robot hút bụi không còn là thiết bị xa lạ với người dùng Việt, nhưng lần đầu mua vẫn là một quyết định khó. Nên chọn loại hút-lau hai trong một hay loại có lực hút mạnh? Ưu tiên tính năng tự động đóng gói rác hay chổi chống rối? Thực tế, mỗi người mỗi nhà sẽ có một nhu cầu riêng, nhưng ở phân khúc “nhập môn”, rất hiếm mẫu robot cho chất lượng tốt, đủ tin tưởng để bạn đi làm cả ngày, khi về nhà thấy nhà sạch đẹp tinh tươm.
Nghe thử giới trẻ chọn robot hút bụi lần đầu, bạn sẽ bất ngờ về những gì công nghệ đã phát triển.
Sống một mình trong studio: cần một chiếc robot đủ dùng, không phức tạp
Chị Giang P., 28 tuổi, là nhân viên truyền thông sống tại một căn hộ studio 28m² ở TP.HCM. Chị Giang tự nhận mình là mẫu người điển hình của nhóm người dùng “tối giản – thực dụng”. Với thói quen duy trì không gian sống gọn gàng, chị không đặt kỳ vọng quá cao vào robot, chỉ cần hút ổn và lau sạch cơ bản.
“Thật ra mình cũng không tin lắm vào mấy con robot dưới 5 triệu, vì từng nghe nhiều người than phiền đủ thứ. Nhưng vì nhà mình cũng nhỏ, nhu cầu không quá cao nên quyết định thử S40C cho tiết kiệm. Kết quả thì… không tệ như tưởng tượng. Dọn xong không gian vẫn sạch bụi, tóc không còn lẩn dưới chân bàn. App điều khiển dễ hiểu, mình tự cài chưa tới 5 phút. Có điểm trừ là lực hút ở chế độ im lặng hơi yếu, nhưng bù lại khi bật chế độ mạnh thì hút khá chắc tay. Chủ yếu mình muốn chạy robot ban ngày khi đi làm nên không cần tới chế độ im lặng”, chị Giang chia sẻ.

Với lực hút tối đa 5.000Pa và khả năng phun nước ba cấp độ, S40C đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản trong không gian nhỏ. Hộp bụi 520ml và hộp nước 260ml được tách riêng rõ ràng, đủ dùng trong 2-3 ngày mà không cần thay nước.
Nhà nuôi nhiều “boss”: cần lực hút mạnh, chổi chống rối và hộp bụi thông minh
Chị Phương L., sống tại Đảo Dừa (Hưng Yên) cùng 1 chó 2 mèo, là người có nhiều kinh nghiệm với các loại robot hút bụi. Chị đã dùng nhiều dòng khác nhau và gần đây chuyển sang Xiaomi H40.
“Ban đầu cũng hơi lăn tăn vì không biết lực hút có thực sự mạnh như hãng công bố không. Nhà mình nuôi chó mèo, tóc rụng và lông bay khắp sàn, mấy con robot trước hay bị kẹt chổi, tháo ra gỡ rất phiền. Nhưng dùng H40 vài tuần thì thấy đỡ hẳn. Lông, tóc được hút sạch mà chổi cũng ít bị rối hơn. Cảm biến chống rơi hoạt động khá ổn, nhà có bậc chênh nhẹ ở khu vực bếp mà robot vẫn tránh được, không gặp lỗi gì”, chị Phương bày tỏ về món đồ chơi mới mua.

Điểm cộng lớn nhất với chị là hộp bụi tự đóng gói dung tích 4L, giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp với rác thải và không phải đổ túi bụi thường xuyên. “Từ lúc dùng đến giờ hơn một tháng vẫn chưa phải thay túi. Tiết kiệm công sức đáng kể.”
Tuy nhiên, chị cũng nhấn mạnh H40 không có tính năng lau nhà hoàn chỉnh. “Ban đầu mình hơi bất ngờ vì tưởng robot nào cũng có lau. Nhưng thật ra mình không dùng đến chức năng này nhiều, vì lau kéo giẻ thì cũng không sạch lắm. Với nhà có thú, mình ưu tiên hút là chính.”

Gia đình có mèo nhưng không gian trung bình: cần cân bằng giữa tính năng và hiệu suất
Anh Hoàng P., nhiếp ảnh gia tự do, sống tại căn hộ 2 ngủ (54m2) cùng hai “boss” mèo. Sau khi trải nghiệm cả hai mẫu robot, anh nhận xét:
“Lúc đầu mình chọn S40C vì giá tốt và có đủ chức năng cơ bản với nhà cũng không phải là quá rộng để mà phải đầu tư nhiều tiền cho robot. Với không gian nhỏ thì robot này chạy khá ổn, điều hướng mượt và app dễ dùng. Nhưng sau khoảng vài ngày thì bắt đầu thấy bất tiện ở phần chổi. Nhà có hai mèo, lông rụng nhiều nên chổi chính dễ bị quấn. Vẫn dùng được, nhưng phải tháo ra vệ sinh thường xuyên. Sau đó mình có được hỗ trợ đổi qua H40 thì thấy khác biệt rõ. Chổi chống rối giúp giảm hẳn tình trạng tóc và lông kẹt lại, mình gần như không phải động tay vào nữa. Với ai nuôi thú cưng thì đây là chi tiết nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn, vì đỡ tốn thời gian bảo trì mà robot dùng vẫn ngon và tiện như nhiều robot flagship giá 10 – 20 triệu mình từng được trải nghiệm”.

Anh cũng đánh giá cao giao diện ứng dụng Xiaomi Home: “App có đủ tính năng như đặt lịch, chọn khu vực dọn dẹp, tạo vùng cấm. Dùng vài lần là quen ngay.”
Với những người cần robot hoạt động ổn định, ít phải can thiệp, anh Hoàng khuyên nên chọn H40 nếu không gian sống đủ rộng và không cần tính năng lau. Còn nếu diện tích dưới 50m², ưu tiên hút-lau đồng thời và giá rẻ, thì S40C là đủ dùng.
Hiểu đúng nhu cầu – chọn đúng robot
Hiếu Tôm, reviewer từ Vật Vờ Studio, cho biết anh đánh giá S40C là đại diện tiêu biểu cho nhóm robot hút bụi cơ bản nhưng thông minh. “Ở tầm giá dưới 5 triệu, việc có điều hướng laser LDS, lực hút 5.000Pa, khả năng phun nước 3 mức là rất hiếm. Đây là lựa chọn phù hợp cho người dùng lần đầu hoặc sinh viên, người độc thân.”
Ngược lại, Hiếu Tôm cũng cho rằng Xiaomi H40 đang “định nghĩa lại trải nghiệm dọn dẹp tự động” trong phân khúc tầm trung. “Robot không có tính năng lau, nhưng lại tập trung tối ưu hóa cho việc hút bụi. Lực hút mạnh, vận hành thông minh, đặc biệt là khả năng đóng gói rác tự động giúp giảm thiểu tương tác vật lým, điều mà ít dòng robot ở Việt Nam hiện nay làm được.”
Điểm mà anh lưu ý thêm là: “Với những ai mong muốn robot có thể thay thế hoàn toàn việc lau nhà thủ công, cả hai model đều chưa đạt mức đó. Lau của S40C vẫn là dạng kéo giẻ tiêu chuẩn, không có rung hay xoay nên không phù hợp xử lý vết bẩn bám lâu.”

Cả Xiaomi S40C và H40 đều là những lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc dưới 7 triệu đồng, nhưng hướng đến những nhóm người dùng rất khác nhau:
– Model S40C: Phù hợp cho căn hộ nhỏ, người mới bắt đầu, cần hút-lau cơ bản, dễ điều khiển, giá tốt.
– Model H40: Dành cho người cần hiệu suất hút cao, ít bảo trì, có vật nuôi, không ngại bỏ tính năng lau nhà để đổi lấy tiện ích “tự lo phần rác”.
Thay vì hỏi: “Robot này mạnh không?” , hãy hỏi: “Nó có hợp với cách sống của mình không?” Bởi trong thế giới smart home, hợp là thông minh nhất.
Nguồn tin: https://genk.vn/nghe-gioi-tre-chia-se-bi-kip-chon-robot-hut-bui-ma-nga-ngua-hoa-ra-day-la-mon-do-must-have-cua-moi-gia-dinh-neu-muon-song-gon-gang-ngan-nap-20250720184917067.chn