Phần lớn chương trình không gian của Mỹ không có văn phòng đặc biệt nào ở vùng ngoại ô Washington, D.C. Nhưng đ ó là nơi có thể tìm thấy Kam Ghaffaria n vào một ngày đẹp trời. Đúng 47 năm trước, ông đã di cư từ Iran sang Mỹ. Còn lúc này Ghaffarian, 66 tuổi, ngồi bên chiếc bàn làm bằng mã não trắng phát sáng nhẹ nhàng, cũng từ Iran.
Ghaffarian cho biết ông nhập khẩu tảng đá này vì độ trong suốt độc đáo của nó và vì năng lượng mà khoáng vật hàng tỷ năm tuổi này tỏa ra. Ông là người rất tin tưởng vào tầm quan trọng của thiền định để kết nối với năng lượng vũ trụ, điều mà ông đã thực hiện hàng ngày trong nhiều thập kỷ. Ông nói: “Khi chạm vào nó, bạn sẽ cảm nhận được năng lượng của viên đá”
Ghaffarian đang tham gia thị trường năng lượng một cách rất đặc biệt . Chỉ vài tuần sau, công ty của ông đã làm một điều mà chưa một tổ chức tư nhân nào từng làm: Đưa tàu vũ trụ hạ cánh nhẹ nhàng lên bề mặt M ặt trăng.
“CON TRAI” CỦA GHAFFARIAN
Kam Ghaffarian chuyên về đầu tư công nghệ mạo hiểm (moonshot) . C ông ty của ông không chỉ hoạt động ở mảng đưa tàu đổ bộ lên M ặt trăng mà còn bao gồm một công ty xây dựng trạm vũ trụ để đưa vào quỹ đạo quanh Trái đất, một công ty khác thiết kế các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, một quỹ đầu tư mạo hiểm và một tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu công nghệ du hành nhanh hơn ánh sáng.
Các dự án của ông là loại mà Thung lũng Silicon lo lắng rủi ro phải từ bỏ. Chúng đặt cược vào công nghệ hữu hình chứ không phải phần mềm, nơi các số liệu như lượt truy cập và lượt nhấp được thay thế bằng các câu hỏi khó về vật lý.
Và trong khi các tỷ phú đình đám như Elon Musk và Jeff Bezos thu hút sự chú ý nhờ nỗ lực phóng tên lửa tái sử dụng trong tương lai, các công ty ít nổi danh hơn của Ghaffarian đã giúp trả lời câu hỏi phải làm gì với những tên lửa ấy , và trở nên quan trọng trong mối quan hệ đối tác ngày càng chặt chẽ giữa NASA và ngành công nghiệp tư nhân.
Sự đổi mới quan trọng của SpaceX là chế tạo tên lửa giúp giảm chi phí du hành vũ trụ. Còn c ác công ty của Kam Ghaffarian đang sử dụng những tên lửa giá rẻ đó để thương mại hóa hoạt động không gian theo những cách mà SpaceX của ông Musk chưa theo đuổi, trong khi Blue Origin của Jeff Bezos vẫn chưa đi vào quỹ đạo.
Ghaffarian là người tin tưởng vào mô hình công – tư đó. “Nếu bạn nhìn vào ô tô hoặc máy bay và tất cả những thứ đó, có những doanh nhân đã tạo ra chúng và thay đổi cuộc chơi, phải không?” , ông tự tin: “Điều tôi nghĩ tới là [trở thành] Henry Ford hay Howard Hughes.”
Intuitive Machines, do ông Ghaffarian đồng sáng lập vào năm 2013, là công ty giao dịch công khai duy nhất của Mỹ tập trung vào khám phá M ặt trăng. Mục tiêu cuối cùng của họ là xây dựng các nhà máy điện, mạng lưới vệ tinh và cơ sở hạ tầng khác cho căn cứ khoa học viễn tưởng trên M ặt trăng mà những người mê không gian đã khao khát trong nhiều năm.
Ngày 22/2 , Intuitive Machines đã phóng tàu đổ bộ lên M ặt trăng có tên Odysseus trên tên lửa SpaceX, chiếc đầu tiên trong số hai chiếc mà họ dự định sẽ thay mặt NASA đưa lên Mặt trăng trong năm nay. Khi tàu đổ bộ Odysseus báo cáo việc tách thành công để đáp xuống Mặt trăng , ông Ghaffarian nhận được tin nhắn từ G iám đốc sứ mệnh của Intuitive: “ Xin chúc mừng Kam, ông có một cậu con trai mới, tên cậu ấy là Ody và cậu ấy đã nói chuyện được rồi” .
Tàu đổ bộ hình lục giác được trang bị các camera, lidar, gương phản xạ laser và cảm biến để đo môi trường plasma của Mặt trăng.
Nhưng không giống như một sứ mệnh điển hình của NASA, sứ mệnh Odysseus do các tổ chức tư nhân trả chi phí . Odysseus có lớp cách nhiệt do Columbia Sportswear thiết kế, một sản phẩm dựa trên áo khoác cách nhiệt của công ty. Nó mang theo trung tâm dữ liệu đầu tiên của Lonestar Data Holdings, công ty muốn lưu trữ thông tin trên M ặt trăng. Và nó chứa đựng các tác phẩm nghệ thuật: 125 mặt trăng thu nhỏ do Jeff Koons tạo ra và được niêm phong trong một khối nhựa 15cm , được một công ty NFT (tài sản số) trả tiền và dự định sẽ để lại trên bề mặt M ặt trăng.
Chris Quilty, một nhà phân tích ngành công nghiệp vũ trụ, người tin rằng Intuitive Machines đã bình thường hóa ý tưởng kinh doanh trên M ặt trăng, bình luận : “Ngay cả 5 năm trước, tôi cũng sẽ không nói về kinh doanh trên M ặt trăng. Mọi người sẽ nhìn tôi mà cười.”
Trở thành công ty tư nhân đầu tiên đến được mặt trăng một cách an toàn sẽ không phải là một thành công nhỏ. Việc h ạ cánh xuống M ặt trăng đã chứng kiến những nỗ lực thất bại gần đây. Astrobotic, do công ty Mỹ đầu tiên phóng lên, đã bị rò rỉ chất đẩy gây tử vong trước khi đưa nó vào quỹ đạo mặt trăng; một đối thủ khác cũng đã phá sản trước cả khi bắt đầu hoạt động.
THAM GIA SỨ MẠNG MẶT TRĂNG MỚI CỦA NASA
Đối với các chương trình quốc gia, thành tích cũng không khá hơn trong những năm gần đây. Cuộc đổ bộ của Nga đã thất bại và Ấn Độ đã thất bại trong nỗ lực đầu tiên vào năm 2019 trước khi thành công vào năm ngoái. Cơ quan vũ trụ Nhật Bản đưa tàu đổ bộ lên M ặt trăng vào tháng 1 nhưng đã phải chứng kiến nó bị lật. Chỉ có Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc đã thực hiện đáp xuống M ặt trăng nhiều lần trong thế kỷ 21.
Nước Mỹ bắt đầu cảm thấy áp lực phải bắt kịp. Quyết định của NASA thuê Intuitive Machines và các công ty khác để đưa robot lên M ặt trăng nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình quay trở lại thiên thể này của đất nước.
Intuitive Machines là một trong hơn chục công ty được NASA mời đấu thầu các sứ mệnh đổ bộ lên M ặt trăng. Về cơ bản, sứ mệnh hiện tại này là làn sóng đầu tiên của chương trình Artemis, được chính quyền cựu Tổng thống Trump khởi xướng vào năm 2017, nhằm mục đích đưa các phi hành gia Mỹ trở lại M ặt trăng ngay sau năm 2026.
Khi chương trình Apollo gửi các phi hành gia thực hiện những sứ mệnh ngắn hạn lên M ặt trăng từ năm 1969 đến năm 1972, những chuyến đi khám phá đó đã nhằm mục đích chứng minh ưu thế công nghệ của Mỹ.
Nhưng mục tiêu của chiến dịch trở lại M ặt trăng của thế hệ này hơi khác một chút. Giám đốc NASA Bill Nelson đã hé lộ: L ần này chúng ta sẽ ở lại !
Chương trình Artemis sẽ cho phép con người thực hiện các chuyến thăm dài hạn, lặp đi lặp lại tới thiên thể gần gũi nhất c ủa Trái đất để nghiên cứu khoa học và cho phép khám phá sâu hơn vào không gian. Bên cạnh đó còn một mục tiêu mới khác: NASA cũng muốn tạo điều kiện cho một nền kinh tế ngoài Trái đất – đi đến xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, hệ thống thanh toán… Và t ất cả những điều đó sẽ chứng minh sức mạnh đổi mới của Mỹ trước các đối thủ cũng như đối tác toàn cầu.
NASA luôn cần các công ty tư nhân chế tạo phương tiện và nhân sự cho các cơ sở của mình. Ông Ghaffarian thậm chí từng làm việc cho bộ phận không gian , nay đã không còn tồn tại của Ford khi mới bắt đầu sự nghiệp.
Trong những năm sau thảm kịch với tàu con thoi Columbia và bảy phi hành gia trên tàu vào năm 2003, NASA đã quyết định tập trung ngân sách hạn hẹp của mình vào khoa học và thám hiểm không gian sâu, đồng thời thuê những công ty tư nhân , như SpaceX, thiết kế và chế tạo các phương tiện để tiếp cận trạm vũ trụ. Đáng chú ý, các công ty sẽ sở hữu tài sản trí tuệ và các phương tiện sau đó , và họ có thể bán dịch vụ của mình cho khách hàng tư nhân.
Sự thành công của mô hình này đã thay đổi hoạt động kinh doanh không gian. NASA tiết kiệm được hàng tỷ đô la, trong khi SpaceX thống trị ngành công nghiệp tên lửa. Điều này đã gieo mầm cho một thế hệ công ty vũ trụ mới mong muốn tận dụng chi phí tiếp cận không gian đang giảm xuống.
Các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư ở Phố Wall rất vui mừng trước những dự báo về “nền kinh tế vũ trụ trị giá hàng nghìn tỷ đô la” , đ ồng thời đang ném hàng tỷ đô la vào các công ty muốn kinh doanh trên quỹ đạo.
Và Kam Ghaffarian lập tức nhìn thấy cơ hội để bù đắp thời gian đã mất.
Nguồn tin: https://genk.vn/doanh-nhan-goc-iran-dua-nuoc-my-tro-lai-mat-trang-sau-hon-nua-the-ky-ky-1-20240224224814459.chn