Friday, 16 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Bất Động Sản > Trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku vốn hơn 43.700 tỷ đồng
Bất Động Sản

Trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku vốn hơn 43.700 tỷ đồng

Last updated: 16/05/2025 2:49 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký Tờ trình báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài khoảng 125 km, đi qua địa phận 2 tỉnh là Bình Định (khoảng 40 km) và Gia Lai (khoảng 85 km). Quy mô tuyến gồm 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Với phương án trên, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 43.734 tỷ đồng, đề xuất sử dụng nguồn vốn ngân sách từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2024, nguồn ngân sách Trung ương và địa phương giai đoạn 2021 – 2025 và giai đoạn 2026 – 2030.

Tổng diện tích đất chiếm dụng phục vụ triển khai dự án sơ bộ khoảng hơn 940 ha, gồm gần 190 ha đất trồng lúa, hơn 257 ha đất lâm, nghiệp, gần 500 ha các loại đất khác theo quy định của pháp luật đất đai.

Nhằm tạo thuận lợi trong quá trình triển khai, dự án dự kiến được chia thành hai dự án thành phần. Theo đó, đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Bình Định (dự án thành phần 1) do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định làm cơ quan chủ quản; đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai (dự án thành phần 2) do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai làm cơ quan chủ quản.

Xác định đây là dự án có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, Bộ Xây dựng cho rằng cần phải áp dụng một số chính sách đặc thù, đặc biệt để thực hiện thành công.

Chính phủ cũng báo cáo Quốc hội xem xét, cho phép áp dụng 9 cơ chế, chính sách. Trong đó, có 3 chính sách đã được áp dụng cho dự án đường bộ cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột, 5 chính sách đã áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và 1 chính sách đã được áp dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Về tính cấp thiết trong đầu tư dự án, theo Tờ trình, vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế do có tài nguyên phong phú, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là thủy điện, điện gió, điện mặt trời và nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc. Vùng cũng có lợi thế trong giao thương và trung chuyển hàng hoá giữa các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Còn tỉnh Bình Định là trung tâm kinh tế, chính trị lớn trong khu vực Nam Trung Bộ, có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế biển, du lịch, giao thương quốc tế. Hiện, tỉnh đang tập trung phát triển mạnh Khu kinh tế Nhơn Hội là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp, cảng biển, logistics, du lịch và đô thị sinh thái.

Những năm qua, hệ thống giao thông kết nối khu vực tỉnh Gia Lai, Kon Tum với Bình Định và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu bằng đường bộ, thông qua các tuyến Quốc lộ 19, 24 và 25, chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải thông thường, chưa thu hút được nhà đầu tư do thời gian và chi phí vận tải còn cao.

Ngoài ra, vận tải đường thuỷ không có điều kiện phát triển. Vận tải đường sắt không hiệu quả do chênh lệch địa hình, chi phí đầu tư rất cao. Vận tải hàng không chủ yếu phục vụ hành khách có cự lư dài tới khu vực phía Bắc và phía Nam.

Việc đầu tư dự án sẽ hình thành trục ngang Đông – Tây kết nối vùng Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối trục dọc (cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Bắc – Nam phía Tây, đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông, Quốc lộ 1, đường bộ ven biển) phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, đáp ứng nhu cầu vận tải.

Dự án sẽ góp phần tạo dư địa, động lực phát triển không gian cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội đồng bộ, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần bảo đảm an ninh xã hội, xoá đói giảm nghèo, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết XIII của Đảng.


Nguồn tin: https://vneconomy.vn/trinh-quoc-hoi-phe-duyet-chu-truong-dau-tu-cao-toc-quy-nhon-pleiku-von-hon-43-700-ty-dong.htm

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Chống sạt lở di sản thành nhà Hồ
Next Article Đến một lúc nào đó, chính cha mẹ sẽ là người gánh lấy hậu quả

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Hơn 10.000 người hợp luyện diễu binh ở đường Lê Duẩn

Khối sĩ quan đặc công diễu hành qua lễ đài. Binh chủng Đặc công là…

By Cafe Bệt

Đường Lê Quang Đạo kéo dài ở Tây Hà Nội được thông xe

Đường Lê Quang Đạo kéo dài có điểm đầu tại nút giao cắt với đại…

By Cafe Bệt

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Bất Động Sản

Haus Da Lat và phong cách vận hành Concierge chuyên biệt lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Vietbuild Đà Nẵng 2025: Khẳng định vị thế trung tâm ngành xây dựng miền Trung

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Điều chỉnh một số hạng mục dự án khu đô thị 13.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Khu công nghiệp sinh thái: Lối đi xanh trong phát triển công nghiệp vẫn còn nhiều thách thức

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?