Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Bất Động Sản > Hợp nhất Long An – Tây Ninh: Đòn bẩy công nghiệp xanh vùng ven đô
Bất Động Sản

Hợp nhất Long An – Tây Ninh: Đòn bẩy công nghiệp xanh vùng ven đô

Last updated: 01/07/2025 11:01 am
Cafe Bệt
Share
SHARE

Nổi bật tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM, các khu công nghiệp (KCN) sinh thái như Prodezi tận dụng lợi thế hành chính linh hoạt và liên vùng để thu hút đầu tư sáng tạo, vốn FDI dồi dào, thúc đẩy kinh tế địa phương vững mạnh.

BẢN ĐỒ CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM TÁI ĐỊNH HÌNH SAU SÁP NHẬP

Trong bối cảnh đất công nghiệp khu vực TP.HCM còn hạn chế, hai địa phương nổi bật về ngành công nghiệp sản xuất đang mở ra những cơ hội đột phá. Long An, xếp thứ 3 cả nước về phát triển khu công nghiệp (KCN) với 51 khu, diện tích lên đến 12.433 ha đến năm 2030, đang vươn lên vị trí thứ hai về quy mô đất đai công nghiệp. Tây Ninh, với mục tiêu ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 51-52% vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, đặt ra tầm nhìn phát triển rõ nét.

Điểm đáng chú ý là cả hai địa phương đều hướng tới chuyển đổi từ công nghiệp truyền thống sang công nghệ cao, sinh thái, ít phát thải, góp phần nâng cao giá trị và bền vững. Việc sáp nhập hai tỉnh mở ra trung tâm công nghiệp mới tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế liên vùng một cách mạnh mẽ hơn.

Các dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3 – Vành đai 4 TP.HCM sẽ tạo lợi thế lớn cho khu vực liên tỉnh sau sáp nhập. Đồng thời, 14 tuyến đường nội vùng phía nam Tây Ninh đã và đang triển khai, giúp liên kết hiệu quả các cụm công nghiệp, khu dân cư và Cảng Quốc tế Long An (gần 2.000 ha), trung tâm logistics chiến lược phía Tây Nam Bộ. Sự liên kết này không chỉ tối ưu hóa chuỗi cung ứng mà còn phân bổ hợp lý vai trò của từng khu công nghiệp trong vùng, tạo tiền đề cho một hệ sinh thái công nghiệp phát triển bền vững.

Bản đồ chi tiết Tây Ninh sau sáp nhập. Theo TTXVN.
Bản đồ chi tiết Tây Ninh sau sáp nhập. Theo TTXVN.

Cửa ngõ phía Tây TP.HCM trở thành điểm trung chuyển chiến lược, kết nối giữa vùng công nghiệp công nghệ cao của Tây Ninh mới và trung tâm logistics lớn, đóng vai trò trung tâm chế biến và vận chuyển cho toàn khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng.

Sau khi sáp nhập, tỉnh Tây Ninh mới có diện tích 8.536,5 km² và dân số hơn 3,28 triệu người, mở ra không gian phát triển đột phá bên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Đây chính là cơ hội để Tây Ninh trở thành một cực tăng trưởng mới của miền Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

NÂNG CAO LỢI THẾ TẠI PRODEZI

Trong bối cảnh trục phát triển Tây Bắc đang dần định hình lại sau sáp nhập, khu công nghiệp Prodezi trở thành dự án hưởng lợi kép rõ nét nhờ vị trí, hạ tầng cùng quy hoạch tiện ích đồng bộ.

Nằm tại trung tâm huyện Bến Lức, tỉnh Long An, vị trí chiến lược tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM giúp dự án tận dụng lợi thế về giao thương và logistics, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Với tầm nhìn hướng tới bền vững, Prodezi không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển của tỉnh Tây Ninh mới mà còn đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thế hệ mới, quan tâm đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội. Mô hình khu công nghiệp sinh thái mà Prodezi theo đuổi được xây dựng dựa trên nguyên tắc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, giảm thiểu phát thải và thúc đẩy sản xuất sạch, với các giải pháp tiên tiến như sử dụng 20% năng lượng từ điện mặt trời mái nhà và xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó 25% được tái sử dụng.

Hướng tới mục tiêu xanh hóa toàn diện, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp còn được khuyến khích thực hiện “cộng sinh công nghiệp” – tận dụng tối đa nguồn tài nguyên, chất thải để giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Sự hợp tác với các đối tác quốc tế danh tiếng như Toho Gas, Chitose, TA Vital trong lĩnh vực năng lượng, xử lý nước thải và sản xuất phân hữu cơ đã tạo nền móng vững chắc cho các quan hệ cộng sinh ban đầu, hướng tới xây dựng hệ sinh thái công nghiệp khép kín, giảm phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài và thích ứng linh hoạt với biến động của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Prodezi và Chitose hợp tác về các giải pháp về xử lý nước thải, sản xuất phân hữu cơ, và trồng cây bằng hệ thống thủy canh hữu cơ tại khu công nghiệp.
Prodezi và Chitose hợp tác về các giải pháp về xử lý nước thải, sản xuất phân hữu cơ, và trồng cây bằng hệ thống thủy canh hữu cơ tại khu công nghiệp.

Khi tỷ lệ lấp đầy đạt mức nhất định, dự án sẽ triển khai mô hình cộng sinh theo từng cụm ngành, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh và hình thành một hệ sinh thái công nghiệp xanh, hiện đại, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế – môi trường của khu vực và quốc gia.

CƠ HỘI BỨC TỐC

Việc sáp nhập Long An – Tây Ninh mở ra cơ hội phát triển vượt bậc nhờ sự cộng hưởng về năng lực sản xuất, hậu cần và nguồn nhân lực chất lượng cao. Với tầm nhìn chiến lược dài hạn và vị trí trung tâm nằm giữa trục công nghiệp và logistics, khu công nghiệp Prodezi đã trở thành một trong những dự án tận dụng tối đa lợi thế mới này.

Các doanh nghiệp xây dựng nhà máy tại Prodezi sẽ dễ dàng kết nối chuỗi cung ứng, từ vùng nguyên liệu nông nghiệp Tây Ninh đến các cảng biển Long An, mở rộng liên kết khu vực Đông Nam Bộ. Với hạ tầng đang trong giai đoạn hoàn thiện và quỹ đất rộng lớn, Prodezi lý tưởng để phát triển trung tâm phân phối, kho thông minh, dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng và tối ưu hóa logistics.

Prodezi lý tưởng để phát triển trung tâm phân phối, kho thông minh, dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng và tối ưu hóa logistics.
Prodezi lý tưởng để phát triển trung tâm phân phối, kho thông minh, dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng và tối ưu hóa logistics.

Hơn nữa, vùng liên tỉnh sau sáp nhập sẽ dẫn đầu trong việc quy hoạch công nghiệp theo mô hình sinh thái toàn vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Các dự án như khu công nghiệp Prodezi (400 ha) không chỉ thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư ESG và ngành công nghiệp công nghệ cao – những đơn vị đang tìm kiếm các điểm đến xanh, bền vững và ổn định – mà còn mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế địa phương.


Nguồn tin: https://vneconomy.vn/hop-nhat-long-an-tay-ninh-don-bay-cong-nghiep-xanh-vung-ven-do.htm

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Những cách mặc đi biển hút mắt
Next Article Cột mốc khẳng định vị thế ngành game Việt Nam trên bản đồ thế giới

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Từng đổ 200m³ đá hộc nhưng đều biến mất sau một đêm, không thể xác định đáy hố sâu bao nhiêu

Theo thông tin từ báo Vietnamnet, ghi nhận tại hiện trường nơi nghi có người…

By Cafe Bệt

Phát triển hạ tầng tạo lực đẩy cho thu hút đầu tư công nghiệp tại Tây Ninh

Theo Đề án phát triển khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 –…

By Cafe Bệt

Tinh thần thép làm nên thành công

Nếu nhất định cần chọn một cuốn sách khởi nghiệp để đọc, chắc chắn bạn…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Bất Động Sản

Hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước ngày 27/7/2025

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu – Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ bảo trì đường bộ

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Thành phố Hồ Chí Minh công bố 168 Bí thư phường, xã, đặc khu

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?