Trong mùa hè, thời tiết dần nóng lên, điều hòa đã trở thành một trong những “hiện vật” không thể thiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa vào mùa hè không chỉ ảnh hưởng tới nhiệt độ, sự thoải mái mà còn liên quan tới các khía cạnh sức khỏe khác.
Nhiều người cho biết, do ngồi trong điều hòa lâu và không bổ sung nước kịp thời nên sẽ bị khô miệng, ho, chảy nước mắt… Vậy lý do đằng sau là gì?
Nguyên nhân nằm điều hòa bị khô mũi họng
Có thể bị mất nước
Khi ở trong môi trường máy lạnh trong thời gian dài, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước từ ngoài da vào bên trong. Cổ họng và mũi là những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất do việc hít khí lạnh liên tục khiến tuyến nước bọt không đủ tiết.
Độ ẩm không khí thấp
Nguyên lý làm lạnh của máy điều hòa là hấp thụ nhiệt. Trong quá trình làm lạnh, luồng không khí đi qua nhiều bộ phận làm lạnh, khiến độ ẩm trong không khí bị hóa lỏng khi gặp nhiệt độ thấp, dẫn đến hiện tượng nước chảy ra từ đường ống của máy lạnh.
Ngủ mở miệng
Ngủ mở miệng có thể gây tắc nghẽn mũi do vách ngăn mũi bị lệch. Điều này cũng dẫn đến tình trạng khô họng và nghẹt mũi vào mỗi buổi sáng.
Không bảo trì, vệ sinh điều hòa thường xuyên
Nếu điều hòa không được bảo trì và vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc sẽ tích tụ. Không khí sau khi đi qua điều hòa sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn, gây ô nhiễm không khí trong phòng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.
Không thông gió
Phòng bật điều hòa thường kín và không có lỗ thông hơi, ngăn cách không khí trong nhà và ngoài trời. Không khí bị giữ lại trong nhà trong thời gian dài dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi bật điều hòa hãy để 3 “thứ” này trong phòng
1. Treo một chiếc khăn ướt
Khi sử dụng điều hòa, nếu bạn cảm thấy không khí trong nhà trở nên rất khô, bạn có thể treo một chiếc khăn ướt dưới máy điều hòa. Cách này có thể cải thiện độ ẩm của không khí một cách hiệu quả.
Cách thao tác rất đơn giản, chúng ta chỉ cần chuẩn bị một chiếc móc treo quần áo, sau đó ngâm khăn và treo ở cửa gió phía dưới điều hòa.
Nếu trong nhà có mùi ẩm mốc, bạn có thể cho thêm một ít giấm trắng vào nước để đạt được tác dụng diệt khuẩn, khử trùng.
2. Đặt một chậu nước vào
Nếu ở trong phòng máy lạnh lâu, đặc biệt là vào ban đêm, bạn có thể chuẩn bị một chậu nước phía dưới máy điều hòa, góp phần có thể cải thiện môi trường khô ráo trong nhà một cách hiệu quả.
Nếu nhà bạn thường xuyên gặp muỗi vào mùa hè, bạn cũng có thể cho một ít tinh chất bạc hà đuổi muỗi hoặc nhỏ mấy giọt dầu gió vào chậu nước. Như vậy, ban đêm không lo bị muỗi đốt, hơn nữa còn có mùi thơm dễ chịu trong phòng.
3. Bật quạt quay/quạt đảo gió
Trước đây, trên mạng thường bàn tán về việc sử dụng máy điều hòa và quạt cùng nhau sẽ mang lại những tác dụng gì. Trên thực tế, phương pháp này không có cơ sở khoa học. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng chiếc quạt kết hợp với điều hòa có thể khiến nhiệt độ trong nhà mát hơn.
Bạn chỉ cần bật điều hòa và bật một chiếc quạt có thể quay. Với tác dụng lưu thông không khí, dù bạn bật quạt ở số nhỏ nhất, kết hợp với điều hòa hoạt động ở mức nhiệt vừa phải, hơi lạnh có thể được phân bố đều đến các khu vực khác nhau trong phòng.
Nếu căn phòng trong nhà bạn tương đối rộng và công suất của điều hòa yếu, bạn có thể thử phương pháp này, cách này cũng có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng nhất định. Tất nhiên, không nhất thiết phải sử dụng quạt điện, tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu của chính bạn. Nếu nhiệt độ trong nhà tương đối cao, bạn có thể sử dụng kèm quạt để đạt được trạng thái thoải mái nhất.
Mẹo làm giảm ngạt mũi, khô mũi khi nằm điều hòa
Bổ sung nước và chất dinh dưỡng
Mỗi ngày, bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước, bao gồm nước lọc, nước hoa quả và nước canh. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cổ họng và phổi.
Sử dụng chế độ ngủ
Hầu hết các dòng điều hòa hiện nay đều có chế độ ban đêm. Kích hoạt chế độ này trước khi ngủ sẽ giúp hạn chế tình trạng mất nước và giảm độ ẩm không khí, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột
Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến cơ thể khó thích ứng, dễ bị sốc nhiệt và ốm. Khi từ bên ngoài vào phòng, nên bật điều hòa ở nhiệt độ phù hợp rồi giảm dần. Bạn cũng có thể sử dụng quạt điện để điều hòa nhiệt độ phòng. Nhiệt độ điều hòa so với bên ngoài nên chênh lệch từ 8-10 độ C để tiết kiệm điện và ổn định thân nhiệt.
Vệ sinh điều hòa định kỳ
Thường xuyên vệ sinh điều hòa từ 3 đến 6 tháng một lần giúp không khí được lưu thông, hạn chế vi khuẩn và nấm mốc. Đồng thời, việc này cũng giúp tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ của máy.
*Nguồn: Sohu
Nguồn tin: https://cafef.vn/khi-bat-dieu-hoa-hay-dat-3-thu-nay-trong-phong-khong-he-dat-tien-nhung-rat-tot-cho-suc-khoe-18824071215474555.chn