Một người đàn ông họ Lý đã bỏ ra 2,78 triệu NDT (tương đương 9,2 tỷ VND) để mua chuyển nhượng một ngôi nhà tại Thanh Đảo, Sơn Đông( Trung Quốc). Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên đã thống nhất sẽ giữ nguyên nội thất và các đồ đạc trong căn nhà và được để lại cho anh Lý. Đến ngày nhận nhà, anh Lý vô cùng tức giận khi thấy số nội thất và đồ đạc ban đầu đã bị thay thế bằng một “đống đồ đồng nát”.
Quá ưng ý một căn nhà cũ, anh Lý đã lập tức tiền hành bàn bạc và ký hợp đồng mua nhà với người chủ cũ của ngôi nhà. Người chủ cũ của ngôi nhà cũng tỏ ra rất nhiệt tình và đồng ý để lại cho anh Lý toàn bộ số nội thất và thiết bị điện gia dụng. Anh Lý nghe vậy thì rất vui vẻ, bởi khi kiểm tra qua thì số nội thất và đồ đạc trong nhà đều có chất lượng tốt và rất đáng tiền. Cứ như vậy, việc ký kết hợp đồng giữa hai bên nhanh chóng hoàn thành.
Ngày nhận nhà anh Lý phát hiện toàn bộ số đồ đạc trong nhà đã bị thay thế hết. Những thiết bị điện đắt tiền vậy mà lại bị thay bằng những món đồ chất lượng kém giá chỉ vài chục nhân dân tệ, thậm chí có những món đồ còn không thể dùng được nữa. Trong khi đó, đồ nội thất lại được thay bằng loại hàng second-hand chẳng đáng giá bao nhiêu. Anh Lý vô cùng tức giận trước sự thay đổi này, lập tức yêu cầu chủ cũ ngôi nhà phải đem toàn bộ đồ đạc và nội thất khôi phục về hiện trạng ban đầu.
Nhưng lúc này, chủ nhà lại cho biết, trong hợp đồng và cả trong bảng kê khai đồ đạc – nội thất, không hề ghi rõ đồ đạc và nội thất trong nhà có nhãn hiệu như thế nào, mẫu mã ra sao. Ông ta còn mỉa mai anh Lý là người không biết điều dù đã được ông ta cung cấp toàn bộ đồ đạc và nội thất hiện tại.
Những gì chủ cũ của ngôi nhà nói khiến anh Lý vô cùng phẫn nộ. Bởi theo thỏa thuận ban đầu giữa họ, toàn bộ chi phí cho các thiết bị, đồ gia dụng và nội thất ban đầu trong nhà đều được tính trong hợp đồng chuyển nhượng nhà. Vì vậy, người chủ cũ của ngôi nhà bắt buộc phải đem toàn bộ nội thất cùng đồ đạc ban đầu trong nhà trả lại. Hai người không ai nhường ai, vì vậy, anh Lý đành phải mời một luật sư đến giải quyết vụ tranh chấp này.
Theo người chủ cũ, chỉ trong 3 năm, số tài sản cá nhân của ông ta có thể tăng chạm mức 10 triệu NDT (tương đương 33,2 tỷ VND). Như vậy mỗi phút của ông ta đều vô cùng quý giá, có thể tạo ra giá trị tiền triệu, ông ta làm sao có thời gian bán mấy thứ nhỏ nhặt này chứ đừng nói là cho người đến chuyển đi. Ông ta còn cho biết vì muốn tiết kiệm thời gian nên mới tặng lại đồ đạc cho anh Lý. Vậy mà anh Lý lại quá quắt, còn nói ông ta không ra gì. Đây là vấn đề nằm ở nhân phẩm, ông ta quyết định sẽ không để lại những thứ này cho anh Lý nữa.
Luật sư được mời đến đã đặt câu hỏi cho người chủ cũ: nếu ông ta cho rằng đồ đạc và nội thất này là thuộc sở hữu của ông, tại sao ông ta không chuyển đi mà lại đem những thứ đồ đạc cũ hơn đến để thay thế?
Người chủ cũ trả lời, trong số giấy tờ có một phần giấy tờ cam kết nếu xảy ra tranh chấp giữa hai bên thì hợp đồng sẽ được coi là hợp đồng cho tặng tài sản được công chứng. Chính vì vậy mà người chủ cũ đã cung cấp tất cả những gì có ghi trong hợp đồng. Nhưng điều này không có nghĩa là anh Lý được quyền yêu cầu đổi mọi thứ về những đồ đạc vốn có, nhất là khi trong hợp đồng thậm chí còn không ghi mẫu mã hay hình dạng của đồ đạc, nội thất.
Vậy trong trường hợp này, đồ nội thất và các thiết điện trong căn nhà này sẽ thuộc quyền sở hữu của ai? Để tìm hiểu sự việc, luật sư đã hỏi người môi giới trung gian.
Người môi giới cho biết, trong hợp đồng chuyển nhượng nhà đã bao gồm nội thất và đồ điện. Tuy nhiên trên danh sách chỉ ghi tên sản phẩm chứ không ghi thông số kỹ thuật và kiểu dáng, nên mới gây ra tổn thất cho anh Lý. Người môi giới cũng cho biết, việc này nhất định sẽ được giải quyết thỏa đáng.
Xét trên góc độ pháp lý, ai đúng ai sai?
1. Theo hợp đồng, số tiền mà anh Lý bỏ ra mua lại căn nhà có bao gồm nội thất và các thiết bị điện gia dụng vốn có, điều này đồng thời được người môi giới làm chứng. Như vậy hành vi nói sai sự thật của người chủ cũ cần bị truy cứu.
Theo Điều 64 Luật Tố tụng Dân sự (Trung Quốc), đương sự phải cung cấp chứng cứ cho yêu cầu của mình, bên nào không cung cấp được chứng cứ thì sẽ không được phán xử.
Trong trường hợp này, có thể thấy anh Lý là người có bằng chứng rõ ràng về hợp đồng, bên cạnh đó còn có người trung gian là người làm chứng. Như vậy, đồ đạc và nội thất nên thuộc về anh Lý.
2. Theo thỏa thuận, người chủ cũ nói sẽ tặng lại nội thất và đồ điện trong nhà cho anh Lý. Như vậy dù không ghi rõ mẫu mã và hình dáng, người chủ cũ cũng cần chịu trách nhiệm.
Điều 577 Luật Dân sự (Trung Quốc) quy định, nếu một trong các bên không thi hành hợp đồng hoặc việc thi hành không đúng với thỏa thuận thì phải tiếp tục thực hiện và cần có biện pháp khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại, đây là trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng.
Theo hợp đồng, đồ đạc và nội thất phải được giữ ở trạng thái ban đầu, nhưng chủ cũ nhất quyết đổi nên anh Lý có quyền yêu cầu đổi lại, nếu chủ cũ không đổi sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại. Vụ việc này phải được giải quyết theo quy định pháp luật chứ không thể nghe lời từ một phía của người chủ cũ.
3. Lựa chọn của người chủ cũ: Đổi lại nội thất, đồ đạc đúng hiện trạng hay chịu bồi thường thiệt hại?
Dù là yêu cầu khôi phục lại hiện trạng ban đầu hay chấp nhận bồi thường kinh tế, điều này sẽ được quyết định bởi anh Lý. Tuy nhiên, dù sự lựa chọn của anh Lý là gì thì phía người chủ cũ phải thực hiện một cách vô điều kiện. Hai bên sẽ phải giải quyết tranh chấp này thông qua hòa giải thân thiện giữa hai bên
4. Nếu người chủ cũ vẫn giữ thái độ không hợp tác, từ chối giải quyết mâu thuẫn, anh Lý có quyền đệ đơn kiện và giải quyết vụ việc dưới sự điều hành của tòa án.
Theo các quy định có liên quan của Luật Hợp đồng và Luật Tài sản (TQ), hành vi của người chủ sở hữu ban đầu đã vi phạm hợp đồng. Anh Lý có quyền khởi kiện ra tòa, yêu cầu xác nhận quyền sở hữu đồ đạc, vật dụng, khôi phục lại hiện trạng ban đầu hoặc bồi thường thiệt hại.Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng tòa án sẽ phán quyết chủ nhà ban đầu phải trả lại đồ đạc và thiết bị điện theo hoàn cảnh của vụ án, đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý trước tòa.
Trong quá trình khởi tố, anh Lý nên chủ động thực hiện các biện pháp pháp lý nhất định để bảo vệ quyền lợi của mình, ví dụ như yêu cầu bảo quản tài sản, phong tỏa tài sản của chủ nhà cũ… tránh trường hợp họ chuyển tài sản để trốn tránh trách nhiệm.
Đồng thời, toàn bộ chứng cứ liên quan đến vụ việc này bao gồm hợp đồng văn bản, bảng kê hạng mục, biên bản bàn giao, giấy tờ xác nhận trung gian… cần được lưu giữ để làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi sau này.
Theo Sina