Chức năng miễn dịch
Theo Tiến sĩ Sonam Simpatwar, Bác sĩ tư vấn phụ khoa, Mumbai, tại Ấn Độ, cho biết: “Kẽm hỗ trợ hệ thống miễn dịch vì nó giúp đẩy lùi nhiễm trùng và bệnh tật”.
Kẽm giúp chống lại các độc tố và các chất lạ đe dọa khả năng miễn dịch của bạn. Về cơ bản, sự thiếu hụt kẽm sẽ làm tổn hại đến khả năng phòng vệ miễn dịch tự nhiên của bạn, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
Cân bằng nội tiết tố
Theo Tiến sĩ Simpatwar, kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự tiết progesterone. Progesterone là một loại hormone cần thiết để kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và cũng giúp ngăn ngừa chuột rút.
Sức khỏe sinh sản
Kẽm hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh nhẹ cân, sinh non và dị tật bẩm sinh.
Sức khỏe da
Lão hóa là một trong những vấn đề phổ biến mà phụ nữ phải đối mặt khi bước vào độ tuổi 30. Tiến sĩ Simpatwar cho biết thêm, kẽm góp phần tái tạo tế bào da và cũng giúp thúc đẩy sản xuất collagen, thúc đẩy làn da khỏe mạnh và rạng rỡ.
Hậu quả khi thiếu kẽm
Theo Tiến sĩ Simpatwar, thiếu kẽm sẽ gây ra tình trạng rụng tóc, tiêu chảy, vết thương chậm lành và giảm khả năng miễn dịch. Đối với phụ nữ ở độ tuổi 30 đang mang thai, ăn chay sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt cao hơn.