Gia đình chị Lan ở Long Biên (Hà Nội) có hai con nhỏ. Tổng thu nhập của hai vợ chồng là 20 triệu đồng/tháng.
Chị muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ cho hai vợ chồng để đề phòng chẳng may một trong hai lao động chính trong nhà gặp tai nạn hay ốm nặng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình.
Chị Lan được tư vấn nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết hợp tiết kiệm, tích luỹ, đầu tư… với mức phí hàng năm lên tới 25 – 30 triệu đồng. Những sản phẩm thiên về đầu tư có nhiều quyền lợi hấp dẫn, nhưng chi phí hàng năm lại nằm ngoài khả năng tham gia của gia đình chị. Mục đích lớn nhất của chị khi tham gia bảo hiểm là để cả bản thân và gia đình được bảo vệ trước những rủi ro của cuộc sống.
Do vậy, sau khi cân nhắc kỹ, chị Lan quyết định mua cho hai vợ chồng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thuần bảo vệ, đơn giản với chi phí hợp lý so với mức thu nhập hiện tại.
CẦN NHỮNG SẢN PHẨM SÁT VỚI NHU CẦU THỰC CỦA KHÁCH HÀNG, ĐƠN GIẢN, DỄ HIỀU
Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay, thị trường chứng khoán không còn ở thời kì đỉnh cao nên các sản phẩm liên kết đơn vị có thể giảm sức hút, nhưng nhiều khách hàng vẫn tìm đến bảo hiểm như một kênh đầu tư thay thế cho ngân hàng, bất động sản nên các sản phẩm bảo hiểm đầu tư vẫn có chỗ đứng. Tuy nhiên, mục tiêu chính của bảo hiểm vẫn là bảo vệ – đề phòng rủi ro về tài chính gia đình khi gặp chuyện không may, bên cạnh việc coi đó như công cụ sinh lời.
Là “tân binh” trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, hiên nay Shinhan Life đang tập trung phát triển những sản phẩm bảo hiểm thuần bảo vệ với mức giá hợp lý để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với bảo hiểm hơn.
“Ở thị trường Việt Nam, nếu kết hợp quá nhiều lợi ích tiết kiệm trên sản phẩm bảo hiểm bảo vệ thì phí bảo hiểm sẽ tăng cao và nhiều người sẽ khó tiếp cận”, người đứng đầu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ này từng lí giải về chiến lược kinh doanh của mình khi mới tham gia vào thị trường Việt Nam.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2022, GDP bình quân đầu người (GNI) theo giá hiện hành khoảng 95,6 triệu đồng một người, tương đương hơn 4.100 USD, tăng gần 400 USD so với 2021.
Theo World Bank, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành ba nhóm: Các quốc gia có thu nhập thấp với GNI/người dưới 1.035 USD; các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với GNI/người 1.036-4.045 USD; các quốc gia có thu nhập trung bình cao với GNI/người 4.046-12.535 USD và các quốc gia có thu nhập cao với GNI/người trên 12.536 USD.
Như vậy, mặc dù kinh tế đã có sự tăng trưởng đáng kể, Việt Nam vẫn đang là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Chính vì vậy, thị trường rất cần những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp với túi tiền, sát nhu cầu thực tế của người dân, đảm bảo hỗ trợ cho các mục tiêu an sinh xã hội của Chính phủ.
Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với kịch bản tham vọng, Chính phủ cũng đặt mục tiêu mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tới 2030 sẽ gấp gần 2 lần và tới năm 2050 gấp 8 lần so với thu nhập hiện nay. Thu nhập, mức sống của người dân được tăng lên là dư địa để các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp trong từng giai đoạn.
Trong bối cảnh hiện nay, ông Ngô Trung Dũng đánh giá chiến lược phát triển các sản phẩm tập trung quyền lợi bảo vệ, đơn giản, dễ hiểu cũng là một hướng đi tốt để đánh vào phân khúc khách hàng có nhu cầu thuần bảo vệ, ít có thời gian tìm hiểu chuyên sâu về bảo hiểm nhân thọ.
SẢN PHẨM DỄ HIỂU, CHI PHÍ HỢP LÝ, ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG DỄ DÀNG, CHI TRẢ NHANH CHÓNG
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã và đang nỗ lực truyền thông để người dân hiểu rõ hơn về các sản phẩm bảo hiểm, tránh hiểu lầm hay hiểu hời hợt. Đây cũng là một trong những mục tiêu góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển theo hướng bền vững, gia tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm của người dân.
Nhà bảo hiểm đến từ Hàn Quốc – Shinhan Life, tân binh của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cho biết, chiến lược cốt lõi là tập trung vào những sản phẩm bảo hiểm bảo vệ với chi phí thấp, để nhiều người có thể tham gia được mà vẫn đảm bảo được mục đích quan trọng nhất của bảo hiểm là bảo vệ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, các sản phẩm của Shinhan Life luôn phân rõ giữa quyền lợi bảo vệ và quyền lợi mang tính tiết kiệm, giúp khách hàng có sự lựa chọn rõ ràng sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu.
Sau một năm tham gia thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, Shinhan Life hiện sở hữu một danh mục sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đa dạng, bảo vệ nhiều nhu cầu khác nhau cho khách hàng Việt. Hai sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp “Shinhan – Tương Lai” và “Shinhan – Thành Tài”; sản phẩm bảo hiểm sức khỏe “Shinhan – Tâm An” bảo vệ bệnh ung thư; sản phẩm Bảo hiểm Tử kỳ cá nhân Shinhan – Vui Sống; và mới đây nhất là sản phẩm “Shinhan – Sống Khỏe cùng Bộ tứ siêu đẳng S-Plus” đều được thiết kế với chi phí hợp lý, dễ dàng tham gia và thủ tục bồi thường nhanh chóng.
Cũng theo tiết lộ của hãng bảo hiểm này, tính tới thời điểm này, hàng ngàn khách hàng Việt Nam đã và đang tin chọn các giải pháp bảo vệ toàn diện của Shinhan Life. Bước sang năm thứ hai hoạt động tại Việt Nam, tân binh này đặt mục tiêu đầy tham vọng, đó là trở thành doanh nghiệp đứng đầu về bảo hiểm bảo vệ vào năm 2030.
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 được phê duyệt vào tháng 1 đầu năm nay được cho là sẽ mang lại nhiều cơ hội và thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Đánh giá về cơ hội cho những tân binh non trẻ như Shinhan Life Việt Nam, ông Ngô Trung Dũng cho rằng với những tân binh mới gia nhập thị trường, chưa có ưu thế về hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ, nếu thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sẽ có cơ hội rất tốt để thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, tìm được hướng đi riêng và bứt phá.