Có những việc, bạn đặt hy vọng quá nhiều, đến khi sự tình không như ý muốn, thất vọng lại càng nặng nề. Sau khi bước sang tuổi 70, tôi nhìn lại những hy vọng mà mình đã có khi còn trẻ và thấy rằng nhiều trong số đó là viển vông và tốt hơn hết là nên từ bỏ chúng. 70 tuổi, trải qua vô số chuyện, chiêm nghiệm được nhiều điều, tôi không còn đặt nhiều hy vọng vào 5 điều sau:
1. Không dựa dẫm toàn bộ vào con cái
Có con là niềm hạnh phúc lớn nhất. Khi một người già đi, các con sẽ thay phiên nhau hỗ trợ, điều này khiến họ đó bớt áp lực hơn và được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.
Một cặp vợ chồng có 7 người con. Sau khi cụ ông qua đời, cụ bà sống một mình hơn 10 năm. Mãi cho đến khi bà không thể đi lại được nữa, bà mới bắt đầu nhờ cậy đến các con. Các con cũng cùng nhau bàn bạc với nhau chăm sóc mẹ.
Các con gái nói: “Tôi là phụ nữ đã có gia đình, vào những dịp lễ tết tôi có thể đến chăm sóc mẹ”. Người con cả nói: “Bản thân tôi đang ốm nặng lắm”. Người con dâu thứ 2 nói: “Tôi là con dâu, không có lương hưu, có thể tự lo cho mình thì tốt rồi”. Người con trai thứ 3 không nói gì.
Có nhiều con là niềm hạnh phúc nhưng về già khó mà trông cậy toàn bộ vào con cái, nhiều người con lấy lý do là phải lo cho gia đình nhỏ, đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhiều con quả thực có phúc, tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, dựa vào chính mình vẫn là tốt nhất. Chúng ta không nên ăn tiêu hoang phí, đến khi già rồi có chút tiền tiết kiệm thì bản thân đỡ lo nghĩ, con cái cũng dễ bề chăm sóc.
2. Không đặt nặng việc nhà cao cửa rộng
Đừng quá coi trọng nhà cao cửa rộng, đến khi già rồi, sức khỏe yếu, không đi lại được nữa, nhà cao, cửa rộng cũng chỉ là vật chất.
Sau khi đã 70 tuổi, một khi không thể đi lại được nữa, người già thường bắt đầu phải giải quyết tiền thừa kế. Có người con sẽ tranh giành nhà, người muốn sở hữu, thừa kế nhà chưa chắc đã muốn chăm sóc cha mẹ già. Cũng có khả năng người già vào viện dưỡng lão và không thể sống tại nhà riêng của mình. Cuối cùng tôi phát hiện ra rằng nhà cao cửa rộng cũng chỉ là vật ngoài thân.
4. Không theo đuổi “trường thọ mỹ mãn”
Nhiều người có suy nghĩ, chỉ cần có lương hưu, sống trăm năm thì trăm năm hạnh phúc.
Trên thực tế, sau khi một người mất đi sức khỏe, hạnh phúc cũng dần biến mất. Không có người con hiếu thảo trước bệnh tật lâu ngày, người già càng vất vả hơn. Vậy nên người già như chúng ta cần sống hài lòng, vui vẻ mỗi ngày, biết chăm sóc, yêu thương bản thân.
Hãy sống tốt mỗi ngày, điều này sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn.
4. Đừng dễ dàng về quê dưỡng già mà không lên kế hoạch
Những người già sinh ra ở vùng nông thôn, cảm thấy cuộc sống ở quê mình quá đỗi bình dị và yêu thương. Về quê sống hòa mình với thiên nhiên, nuôi vài con già, có gì ăn nấy, là quá đầy đủ với một người già.
Thế nhưng người già xa quê nhà nhiều năm sẽ gặp nhiều bất tiện khi bất ngờ về quê sau một thời gian dài: Giao thông, điều kiện sống không quen, nhà cũ cần phải sửa chữa, nhà mới cần tốn tiền xây…
Khi mọi người già đi, họ cần thay đổi “hy vọng” của mình và học cách để mọi chuyện diễn ra theo một cách tự nhiên. Sống một cuộc sống bình lặng, đơn giản, và hạnh phúc mỗi ngày.
Theo: Aboluowang