Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn thế giới có khoảng 55 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ, số ca mắc bệnh tăng nhanh với tốc độ 10 triệu người mắc mới mỗi năm, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống vẫn là cách phòng ngừa tốt nhất.
Ngoài yếu tố tuổi tác, béo phì ở tuổi trung niên cũng là một trong những nguy cơ mắc bệnh, việc hấp thụ carbohydrate cụ thể như đường cần được kiểm soát tích cực.
Một nghiên cứu của Đức cho thấy 3 loại đồ uống có đường phổ biến trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, lên tới 39%.
Tờ The Sun (Anh) và trang News Medical Today (Hoa Kỳ) đưa tin rằng Đại học Giessen ở Đức đã nghiên cứu tác động của các dạng tiêu thụ đường khác nhau đối với nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và phát hiện ra rằng đồ uống chứa một lượng lớn đường tự do có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. Các loại đồ uống có mức độ ảnh hưởng đáng kể nhất bao gồm đồ uống vị trái cây, đồ uống sữa có hương vị và đồ uống có ga.
Đường tự do là lượng đường được thêm vào trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm. Ngược lại, một số thực phẩm chứa đường tự nhiên cũng có liên quan đến chứng mất trí nhớ nhưng ở mức độ thấp hơn. Ví dụ rõ nhất là nước ép trái cây nguyên chất cũng chứa lượng đường tự nhiên lớn có thể gây ảnh hưởng nhưng tác động tương đối nhỏ, trong khi trà và cà phê không làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Nghiên cứu đã phân tích chế độ ăn uống của 186.622 người ở Biobank (ngân hàng sinh học) Vương quốc Anh trong độ tuổi từ 37 đến 73 trong tối đa 10 năm – sau đó tìm ra 1498 trường hợp bị mất trí nhớ. Các nhà khoa học từ Đại học Giessen viết rằng việc tiêu thụ đồ uống có đường tự do và đường tự nhiên “có liên quan đáng kể đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ”.
Họ phát hiện ra rằng uống một lượng đồ uống sữa có hương vị mỗi ngày, có liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tăng 39% trong 10 năm. Trong khi uống một lon nước ngọt đầy đủ chất béo sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ lên 21%.
So sánh các con số này với việc ăn thực phẩm có đường tự do hoặc đường tự nhiên ở dạng rắn nhưng kết quả cho thấy đồ ăn dạng rắn “không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào”. Các nghiên cứu riêng biệt đã phát hiện ra rằng việc hấp thu đường ở dạng lỏng còn tệ hơn nhiều so với việc ăn đường từ thức ăn đặc (rắn).
Điều này một phần là do não không ghi nhận lượng calo từ đường lỏng giống như lượng calo từ thức ăn đặc. Uống calo không tạo ra tín hiệu no giống như khi ăn chúng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ăn nhiều hơn và có nguy cơ tăng cân. Ngoài việc thúc đẩy tăng cân, lượng calo từ đường lỏng có thể làm tăng lượng đường trong máu và kháng insulin, từ đó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
WHO khuyến cáo rằng lượng đường tự do nên chiếm ít hơn 10% tổng lượng calo và lượng tiêu thụ hàng ngày nên dưới 5%.
Nguồn và ảnh: The Sun, News Medical Today