Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Đời Sống > Bị sếp phê bình, người thường chỉ xin lỗi hay đáp “em hiểu rồi”, người EQ cao khéo léo lấy lại thiện cảm từ lãnh đạo bằng 8 câu này
Đời Sống

Bị sếp phê bình, người thường chỉ xin lỗi hay đáp “em hiểu rồi”, người EQ cao khéo léo lấy lại thiện cảm từ lãnh đạo bằng 8 câu này

Last updated: 24/07/2025 11:43 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Trong môi trường công sở, việc mắc sai sót là điều không thể tránh khỏi, kể cả với những nhân viên tận tâm và có năng lực. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả sai lầm chính là cách mỗi cá nhân phản ứng khi bị cấp trên nhắc nhở hoặc phê bình. Một câu trả lời thông minh, đúng mực không chỉ giúp giảm thiểu căng thẳng mà còn là cơ hội để người lao động thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm và thái độ cầu tiến.

Dưới đây là 8 cách phản hồi được đánh giá là thể hiện trí tuệ cảm xúc cao, giúp nhân viên vừa giữ được thể diện cá nhân, vừa cải thiện hình ảnh trong mắt lãnh đạo. Mỗi cách đều phù hợp với những tình huống và phong cách quản lý khác nhau.

1. Thừa nhận sai sót, chủ động đề xuất hướng giải quyết

“Sếp góp ý rất đúng, đây là sai sót không nên có, tôi đã nghiêm túc nhìn nhận lại. Tôi sẽ lập tức xây dựng kế hoạch khắc phục và bổ sung điểm kiểm tra định kỳ để tránh lặp lại. Anh/chị xem phương án này ổn không? Tôi rất mong được góp ý thêm.”

Khi lỗi lầm đã xảy ra, việc bạn bào chữa hay trả lời quanh co sẽ không có tác dụng gì nữa. Câu trả lời này vừa cho thấy bạn thẳng thắn, lại rất chủ động tìm cách sửa sai. Việc xin góp ý thêm cũng khiến sếp nhận ra rằng bạn có sự tôn trọng và cầu thị.

2. Giải thích nguyên nhân, cam kết cải thiện

“Cảm ơn sếp đã chỉ ra lỗi sai, nhờ đó tôi mới nhận ra được sai sót của mình. Sai sót này đến từ khâu… Tôi sẽ nhanh chóng khắc phục hậu quả, rút ra bài học và xây dựng phương án xử lý hiệu quả hơn để sau này không lặp lại. Tôi sẽ không phụ sự tin tưởng của anh/chị.”

Đây là câu trả lời giúp bạn làm rõ lý do khách quan (nếu có), nhưng vẫn không đổ lỗi hay đùn đẩy trách nhiệm. Bạn cũng thể hiện rõ thái độ rút kinh nghiệm và quyết tâm làm tốt hơn trong tương lai.

3. Nhận lỗi với tinh thần trách nhiệm cao, chủ động xin kinh nghiệm

“Anh/chị nói đúng, sai sót này ảnh hưởng đến cả đội và tôi thực sự thấy có lỗi. Tôi sẽ điều chỉnh lại quy trình ở phần… (nêu cụ thể), và cam kết hoàn tất việc khắc phục trước… (mốc thời gian). Mong anh/chị chia sẻ thêm kinh nghiệm để tôi làm tốt hơn.”

Câu trả lời này phù hợp khi lỗi của bạn ảnh hưởng tới cả team. Ngoài việc nhận lỗi, bạn còn thể hiện sự cầu tiến và tôn trọng kinh nghiệm của cấp trên.

Bị sếp phê bình, người thường chỉ xin lỗi hay đáp “em hiểu rồi”, người EQ cao khéo léo lấy lại thiện cảm từ lãnh đạo bằng 8 câu này- Ảnh 1.

4. Thừa nhận năng lực chưa đủ, cam kết học thêm để cải thiện

“Tôi hoàn toàn tiếp nhận phê bình từ sếp. Qua lần này, tôi nhận ra mình còn thiếu sót ở phần… Tôi sẽ chủ động học hỏi thêm ngoài giờ để cải thiện năng lực, không để xảy ra lỗi lần nữa. Tôi nhất định sẽ sửa đổi và chứng minh bằng kết quả.”

Nếu bạn bị chê là “yếu tay nghề” hay chưa nắm vững nghiệp vụ, hãy trả lời một cách dứt khoát và có kế hoạch học hỏi cụ thể. Điều đó thể hiện rằng bạn coi trọng thời gian và công sức của sếp. Đồng thời, việc ham học hỏi, sẵn sàng chứng minh để bù đắp lỗi sai cũng là một điểm cộng lớn.

5. Nhìn nhận vấn đề nghiêm túc, chủ động đề xuất phương án phòng ngừa

“Lời phê bình của sếp như hồi chuông cảnh tỉnh, tôi hiểu đây là vấn đề nghiêm trọng. Tôi sẽ rà soát lại toàn bộ quy trình để tìm nguyên nhân gốc rễ, đồng thời trao đổi với đồng nghiệp để cùng xây dựng biện pháp phòng ngừa. Nếu anh/chị thấy tôi còn điểm nào chưa ổn, cứ nhắc nhở ngay, tôi sẽ chỉnh sửa.”

Đây là một câu trả lời mang tính “hành động” rất rõ ràng. Việc trả lời như vậy thể hiện rằng bạn không chỉ nhận lỗi mà còn thể hiện tư duy hệ thống, dám nhìn nhận, dám sửa và dám phòng ngừa tái phạm.

6. Biến sai lầm thành bài học chung cho cả đội

“Cảm ơn anh/chị đã chỉ lỗi. Đây là cơ hội để tôi trưởng thành hơn. Tôi sẽ sửa theo đúng yêu cầu của sếp, ghi chép lại quy trình, các điểm cần lưu ý để sau này áp dụng chuẩn hơn. Nếu được, tôi sẽ chia sẻ tài liệu này để cả nhóm tham khảo, tránh sai sót tương tự.”

Sếp sẽ rất đánh giá cao những nhân sự biết chia sẻ kinh nghiệm và biến thất bại cá nhân thành bài học cho cả team, vì đây là dấu hiệu của một người có tố chất quản lý.

Bị sếp phê bình, người thường chỉ xin lỗi hay đáp “em hiểu rồi”, người EQ cao khéo léo lấy lại thiện cảm từ lãnh đạo bằng 8 câu này- Ảnh 2.

7. Tự đánh giá lại toàn diện cách làm việc, thể hiện quyết tâm thay đổi

“Tôi hoàn toàn chấp nhận sự phê bình, sai sót này là do tôi đã chủ quan. Hiện tại, tôi đang rà soát lại toàn bộ công việc để tìm ra điểm yếu trong cách làm việc và thái độ. Sau đó tôi sẽ xây dựng phương án cải thiện một cách hệ thống. Sau lần này, tôi sẽ thay đổi và đóng góp tốt hơn cho tập thể.”

Lỗi không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà có thể bắt nguồn từ thái độ. Nếu bạn bị đánh giá là thiếu tập trung, thiếu chủ động, hãy phản ứng bằng sự thành thật và quyết tâm thay đổi.

8. Chủ động sửa sai, cam kết tiến bộ rõ ràng

“Tôi xem lời phê bình của sếp là động lực để tiến bộ. Tôi sẽ nhanh chóng chấn chỉnh tinh thần và sửa sai ngay. Đồng thời, tôi sẽ học hỏi thêm từ đồng nghiệp để nâng cao cách làm. Tôi xin phép báo cáo tiến độ cải thiện định kỳ để anh/chị nắm được. Thành thật xin lỗi vì đã làm phiền đến anh/chị.”

Đây là một câu trả lời thể hiện rõ bạn là người biết hành động, biết chịu trách nhiệm và không nói suông. Cam kết báo cáo tiến độ là cách thể hiện rõ ràng nhất cho việc “nói được và làm được”.

(Theo Toutiao)


Nguồn tin: https://cafef.vn/bi-sep-phe-binh-nguoi-thuong-chi-xin-loi-hay-dap-em-hieu-roi-nguoi-eq-cao-kheo-leo-lay-lai-thien-cam-tu-lanh-dao-bang-8-cau-nay-188250724222124414.chn

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Cứu du khách nước ngoài đi lạc trên núi ở Khánh Hòa
Next Article 6 tháng đầu năm, Hải Phòng thu ngân sách hơn 100.000 tỷ đồng

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Siêu máy tính loại Real khỏi nhóm ứng viên Club World Cup

Siêu máy tính của hãng thống kê hàng đầu thế giới Opta xếp Real Madrid…

By Cafe Bệt

Indonesia phát hiện hợp chất mới chống ung thư

Nhà nghiên cứu Indonesia tìm thấy hợp chất chống ung thư cổ tử cung trong…

By Cafe Bệt

Tổng Bí thư yêu cầu sửa chính sách tiền lương cán bộ, công chức phù hợp với mô hình mới

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Đời Sống

Tuổi 43 trẻ đẹp, thường đăng ảnh 1 mình, từ chối nhắc chồng 2

By Cafe Bệt
Đời Sống

Thao tác hủy thẻ tín dụng theo đúng hướng dẫn, sau vài giờ, tài khoản của người đàn ông Đà Nẵng lại bị trừ hơn 33 triệu đồng

By Cafe Bệt
Đời Sống

Ra Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ tình cờ phát hiện đã “chung sống” với 4 QUẢ THẬN trong suốt 65 năm

By Cafe Bệt
Đời Sống

Kích hoạt bảo hiểm tự động, tài khoản có thể bị trừ 3,5 triệu/tháng

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?