Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Kinh Tế > Tài Chính > Bộ Tài chính đề xuất rút gọn biểu thuế thu nhập cá nhân xuống 5 bậc
Tài Chính

Bộ Tài chính đề xuất rút gọn biểu thuế thu nhập cá nhân xuống 5 bậc

Last updated: 21/07/2025 11:11 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 22, Luật Thuế thu nhập cá nhân, biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công với 7 bậc thuế lần lượt là 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có quan điểm cho rằng biểu thuế lũy tiến từng phần hiện hành là chưa hợp lý do quá nhiều bậc và giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm làm tăng số thuế phải nộp.

Bộ Tài chính cho biết qua rà soát cơ cấu biểu thuế hiện nay và xu hướng cải thiện về mức sống dân cư trong thời gian tới, có thể nghiên cứu để cắt giảm số bậc thuế của biểu thuế hiện nay từ 7 bậc xuống mức phù hợp.

Song song với đó, Bộ cũng đề nghị xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, đảm bảo điều tiết ở mức cao hơn với những người có thu nhập ở bậc thuế cao.

Cụ thể, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án sửa đổi biểu thuế này theo hướng giảm số bậc và nới rộng khoảng cách thu nhập.

Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án sửa đổi biểu thuế thu nhập cá nhânNguồn: Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) 
Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án sửa đổi biểu thuế thu nhập cá nhân
Nguồn: Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) 

Bộ Tài chính đánh giá việc thu hẹp số bậc thuế sẽ đơn giản trong quản lý, thu thuế, tạo thuận lợi cho kê khai và xu hướng cải cách thuế trên thế giới. Thực hiện theo 2 phương án đều đáp ứng được mục tiêu giảm bậc, điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc, tuy nhiên, ảnh hưởng của 2 phương án là khác nhau.

 

Đối với cả 2 phương án được Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế tối thiểu 5% tương ứng với thu nhập tính thuế trong tháng là 10 triệu đồng (sau khi giảm trừ gia cảnh, các chi phí tính thuế khác). Mức thuế tối đa là 35%, với thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng (phương án 1) và 100 triệu đồng trở lên (phương án 2).

Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế)

Đối với phương án 1, cá nhân có thu nhập tính thuế hiện ở bậc 1 sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thì cá nhân đang có thu nhập ở bậc 1 đều được giảm thuế.

Các cá nhân hiện nộp thuế từ bậc 2 trở lên sẽ được giảm thuế so với hiện nay. Ví dụ, cá nhân có thu nhập tính thuế 10 triệu/tháng sẽ được giảm 250.000 đồng/tháng; cá nhân có thu nhập tính thuế 30 triệu/tháng sẽ được giảm 850.000/tháng; cá nhân có thu nhập tính thuế 40 triệu/tháng sẽ được giảm 750.000 đồng/tháng.

Đối với phương án 2, cơ bản mọi cá nhân có thu nhập tính thuế từ 50 triệu đồng/tháng trở xuống sẽ được giảm thuế tương đương phương án 1. Đối với cá nhân có thu nhập tính thuế trên 50 triệu đồng/tháng thì mức độ giảm sẽ nhiều hơn phương án 1, vì vậy số thu ngân sách nhà nước sẽ giảm nhiều hơn phương án 1.

Cũng tại Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo các mức lũy tiến từng phần là chính sách phổ biến trên thế giới.

Theo đó, hầu hết các nước đều áp dụng biểu thuế lũy tiến nhiều bậc, nhưng cách thức và phương thức thiết kế của mỗi quốc gia khác nhau. Xu hướng chung được một số quốc gia gần đây áp dụng là đơn giản hoá biểu thuế thông qua giảm số bậc lũy tiến.

Về thuế suất, mức áp dụng cao nhất ở một số quốc gia điều chỉnh theo hướng tăng lên. Chẳng hạn, vào năm 2024, Phần Lan tăng thuế suất cao nhất từ 57% lên 57,3%, Lithuania từ 20% lên 32%… Một số nước châu Á có mức thuế suất cao nhất 45% gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, hoặc 30% (Malaysia) và 35% (Philippines, Indonesia).

Về số bậc thuế, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội và định hướng chính sách thuế, số bậc thuế ở các quốc gia cũng không giống nhau. Tại khu vực châu Á, trong số các quốc gia đã được nghiên cứu, số bậc thuế dao động từ 5 đến 13 bậc. Trong khi đó, ở các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc, phần lớn các quốc gia áp dụng từ 5 đến 6 bậc thuế.


Nguồn tin: https://vneconomy.vn/bo-tai-chinh-de-xuat-rut-gon-bieu-thue-thu-nhap-ca-nhan-xuong-5-bac.htm

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article 7 câu nói độc hại mà người EQ thấp hay buông ra với bạn bè

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Siêu máy tính loại Real khỏi nhóm ứng viên Club World Cup

Siêu máy tính của hãng thống kê hàng đầu thế giới Opta xếp Real Madrid…

By Cafe Bệt

Tổng Bí thư yêu cầu sửa chính sách tiền lương cán bộ, công chức phù hợp với mô hình mới

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung…

By Cafe Bệt

Chân dung Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Trong số 34 Chủ tịch UBND tỉnh, thành mới nhiệm kỳ 2021-2026, tất cả đều…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Tài Chính

Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng theo lạm phát 5 năm qua

By Cafe Bệt
Tài Chính

Các ngân hàng trung ương bối rối trước sự nổi lên của stablecoin

By Cafe Bệt
Tài Chính

Hai doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá mua, bán vàng miếng SJC

By Cafe Bệt
Tài Chính

Chuyên gia nêu hai lý do khiến giá vàng lình xình kéo dài

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?