Friday, 23 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Bất Động Sản > Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết
Bất Động Sản

Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết

Last updated: 23/05/2025 6:45 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Ngày 22/5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị Thành phố (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ nhất.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Văn Được cho biết để hoàn thành mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị, TP.HCM cần cập nhật hướng tuyến quy hoạch bổ sung với tầm nhìn mở rộng liên kết vùng để có giải pháp đầu tư tối ưu; nâng cấp Ban quản lý thành mô hình phù hợp hơn.

Đồng thời, trong bối cảnh TP.HCM mở rộng địa giới hành chính, hợp nhất với các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương nhu cầu phát triển hệ thống đường sắt đô thị ngày càng cấp thiết. Thành phố cần quy hoạch lại, nối dài các tuyến Metro đến các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây Ninh.

Việc mở rộng mạng lưới metro sẽ tạo đà thu hút đầu tư, phát triển đô thị theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng). Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đề nghị nghiên cứu mô hình quản lý mới cho Ban Quản lý Đường sắt đô thị (MAUR) và mở rộng huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kết hợp cả nguồn ODA và ngân sách.

Báo cáo tại phiên họp, Quyền Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Quang Lâm, cho biết mục tiêu đến năm 2035 thành phố sẽ hoàn thành khoảng 355 km đường sắt đô thị với tổng vốn đầu tư ước tính 40,2 tỷ USD.

Các tuyến Metro theo quy hoạch mới bao gồm: tuyến 1 (Bến Thành – An Hạ); tuyến 2 (Củ Chi – Quốc lộ 22 (Phan Văn Khải) – An Sương – Bến Thành – Thủ Thiêm); Tuyến 3 (Hiệp Phước – Bình Triệu – Ngã sáu Cộng Hòa – Tân Kiên – An Hạ); Tuyến 4 (Đông Thạnh – sân bay Tân Sơn Nhất – Bến Thành – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước); tuyến 5 (Long Trường – Xa lộ Hà Nội (Võ Nguyên Giáp) – Cầu Sài Gòn – Bảy Hiền – Depot Đa Phước); tuyến 6 (Vành đai trong); tuyến 7 (Tân Kiên – Nguyễn Văn Linh – Thủ Thiêm – Thảo Điền – Thanh Đa – Khu Công nghệ cao – Vinhomes Grand Park).

Dự kiến, giai đoạn đến 2045 sẽ xây thêm 155 km, chưa bao gồm tuyến từ Trung tâm Thành phố đi Cần Giờ (khoảng 48,7 km) và tuyến Thủ Thiêm – Long Thành (khoảng 41 km).

Theo ông Lâm, phát triển hệ thống đường sắt đô thị Thành phố đã đạt nhiều bước tiến nhờ các chính sách và cơ chế đặc thù phù hợp với thực tiễn địa phương và pháp luật hiện hành. Chính sách huy động vốn đa dạng, gồm ngân sách trung ương và địa phương, vay ODA, trái phiếu, vay trong nước, và quốc tế, giúp đảm bảo nguồn lực đầu tư các dự án.

Bên cạnh đó, chính sách phát triển đô thị theo mô hình Đô thị tích hợp đa chức năng (TOD) thúc đẩy phát triển các trung tâm sôi động quanh các nhà ga, sử dụng quỹ đất, huy động vốn PPP, giảm tải phương tiện cá nhân và phát triển đô thị bền vững.

Ngoài ra, chính sách về công nghiệp ngành đường sắt, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao giúp nâng cao nội lực, giảm phụ thuộc nước ngoài. Các quy định về vật liệu xây dựng, xử lý bãi thải đảm bảo tiêu chuẩn, thân thiện môi trường, khuyến khích vật liệu xanh.

 

Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị Thành phố (Ban Chỉ đạo) gồm 19 Thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ban Tổ chức Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy, Thanh tra Thành phố, và các lãnh đạo sở, ban ngành Thành phố.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo là triển khai, tổ chức thực hiện Kết luận 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và TP.HCM; Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố về thực hiện Kết luận 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn.


Nguồn tin: https://vneconomy.vn/sau-sap-nhap-tp-hcm-du-kien-keo-dai-tuyen-duong-sat-do-thi-nham-tao-dong-luc-lien-ket.htm

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Hai vụ tai nạn giao thông liên tiếp khiến quốc lộ nối Đồng Nai
Next Article 1.000 tỷ kWh; hé lộ loại nhiên liệu chưa từng xuất hiện

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

John Terry: ‘Chạy marathon khổ nhọc hơn cả đá bóng’

AnhCựu đội trưởng Chelsea và tuyển Anh John Terry xem hoàn thành London Marathon ngày…

By Cafe Bệt

Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào tham gia diễu binh

9h10 Lực lượng đi qua nhiều tuyến đường, giao lưu với người dân Sau khi diễu…

By Cafe Bệt

13 thành viên trong nhóm lừa đảo cờ thế bị bắt

Trung QuốcMột nhóm lừa đảo gồm 13 thành viên trong gia đình bị bắt vì…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Bất Động Sản

Những villa mát rượi tránh nóng

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Việt Nam – Thụy Sĩ ký thỏa thuận về chương trình phát triển đô thị

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Homie9 phân phối Izumi City – Cơ hội đón sóng hạ tầng khu Đông

By Cafe Bệt
Bất Động Sản

Bộ Xây dựng đôn đốc việc triển khai dự án nhà ở xã hội

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?