Sự hùng mạnh của một đế chế hay tổ chức không phụ thuộc vào diện tích lớn hay nhỏ, tài nguyên thiên nhiên giàu hay nghèo, dân số ít hay nhiều… mà nhờ một khát vọng vĩ đại, chí hướng lớn và tinh thần chiến binh dũng mãnh trong mọi nghịch cảnh.
Điều đó, đã chứng minh sự hùng mạnh của một đế chế hay tổ chức không phụ thuộc vào diện tích lớn hay nhỏ, tài nguyên thiên nhiên giàu hay nghèo, dân số ít hay nhiều… mà bất kỳ một tổ chức nào, quốc gia nào, dân tộc nào đều có thể biến nghịch cảnh thành cơ hội, biến nhỏ bé thành vĩ đại, biến phụ thuộc thành ảnh hưởng và trường tồn bằng một KHÁT VỌNG VĨ ĐẠI, CHÍ HƯỚNG LỚN VÀ TINH THẦN CHIẾN BINH DŨNG MÃNH trong mọi nghịch cảnh.
Từ 1500 năm trước công nguyên, một cộng đồng người di cư đã vượt dãy Alps và biển Adriatic tới phía Đông của bán đảo Italia khai hoang. Họ sinh sống, trồng trọt trong một thị trấn nhỏ có tên là thành Roma. Và cũng chính những người nông dân di cư này, bằng nỗ lực phi thường đã xây dựng nên đế chế La Mã, một đế chế được mệnh danh là “Imperium sine fine” – Đế chế không có điểm kết thúc, không bị giới hạn về cả thời gian hay không gian. Đồng thời là đế chế hình mẫu cho sự ưu việt về văn hóa, công nghệ, quân sự và xã hội đương thời.
Tôn sùng kỷ luật tuyệt đối nên người La Mã có những nhà lãnh đạo cứng rắn, luôn kiên quyết thực thi mục tiêu. Quân đội Roma cũng thể hiện những tiêu chuẩn của xã hội nghiêm khắc này. Khi xung trận, một đội quân có tính kỷ luật cao được dẫn dắt bởi một người chỉ huy quyết đoán được dẫn dắt bởi một người chỉ huy quyết đoán sẽ cùng nhau chiến đấu và kiên trì cho đến khi chiến thắng đối thủ. Người La Mã đã sử dụng quân đội của mình để thống trị cư dân chung quanh. Đến thế kỷ 7 và 6 TCN, người La Mã chinh phục rất nhiều nơi thuộc Italy và các vùng đất ngoài Italy. Họ bắt đầu lớn mạnh nhanh chóng và thành lập nên Vương quốc La Mã.
Vương quốc La Mã được bao bọc ba mặt là biển, phía bắc là dãy Alps. Khi người La Mã thống trị vùng đất này, họ muốn mở mang bờ cõi, xây dựng một đế chế không biên giới về lãnh thổ. Dựa vào sức mạnh quân sự, Roma chinh phục các vùng đất quanh khu vực Địa Trung Hải. Cỗ máy quân sự của La Mã đi tới đâu, chiến tranh và kiểm soát đến đó. Đội quân này rất kiên trì và tham vọng thống trị đến mức sẵn sàng chiến đấu bất kể đổi thủ mạnh như thế nào, thời gian chiến tranh kéo dài bao lâu. Điển hình nhất là trận La Mã – Ba Tư kéo dài 683 năm đã trở thành cuộc xung đột kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại.
Chiến binh La Mã xuất phát điểm là những người du cư thuần nông nhưng lại có thể trở thành bậc thầy trong tác chiến và thực thi chiến lược. Để từ một thị trấn nhỏ như ở Italy, người La Mã đã trở thành bá chủ Địa Trung Hải và các khu vực Châu Á, Tiểu Á, Bắc Phi.
Đội quân La Mã còn được gọi là “Exercitus” nghĩa là “rèn luyện”, và họ tôn thờ nữ thần Kỷ luật Disciplina. Điều này nhấn mạnh rằng người La Mã cực kỳ chú trọng tới công tác huấn luyện và tính kỷ luật một cách nghiêm ngặt. Binh lính vi phạm sẽ bị trừng phạt rất nặng.
Đội hình La Mã được mô tả như là một “cỗ máy quân sự” và được coi là những người lính chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới. Lính La Mã rèn luyện ở mọi nơi, ngay cả trên chiến trường hay đường hành quân. Mỗi chiến binh đều hiểu, họ phải đạt đến ngưỡng hoàn hảo, có thể sử dụng kết hợp cùng lúc các loại vũ khí như kiếm, giáo và khiên. Có khả năng chiến đấu độc lập và phối hợp binh đoàn đầy hiệu quả.
Đội hình vai kề vai, sát cánh cùng nhau đã tạo ra một khối sức mạnh tấn công sâu vào hàng ngũ quân địch. Đôi khi, mỗi chiến binh sẽ chiến đấu hoàn toàn đơn độc, xoay chuyển và đối phó với kẻ thù từ mọi hướng. Quân đoàn La Mã có thể đương đầu với nhiều loại quân khác nhau một cách hiệu quả từ kỵ binh, cung thủ, máy móc cho tới chiến tranh du kích. Họ gần như bất khả chiến bại, kỷ luật là yếu tố làm nên sức mạnh của đội quân La Mã cổ đại, một trong những đế chế rộng lớn nhất lịch sử nhân loại.
Tinh thần Kỷ luật thép và Khát vọng xây dựng đế chế cường thịnh trở thành lẽ sống và sức mạnh để những nông dân thành Roma chinh phục và thống trị hơn 300 quốc gia khác. Trong thời đại thịnh trị, quân đoàn La Mã là những chiến binh không đối thủ, một quân đoàn huyền thoại mà cho đến nay, vẫn được các nhà quân sự cho là tổ chức hình mẫu.
Julius Caesar trưởng thành trong thời kỳ hỗn loạn, nội bộ La Mã bị chia rẽ thành hai phe Quý tộc bảo thủ và Dân chủ. Bên ngoài, các quốc gia đồng minh liên tục gây chiến, tranh giành lãnh thổ. Năm Caesar 16 tuổi, cha ông đột tử, toàn bộ tài sản thừa kế bị bọn quan độc tài sung công. Ông quyết định gia nhập quân đội phục vụ ở khu vực Tiểu Á. thời cuộc hỗn loạn đã trở thành môi trường đào tạo và đòn bẩy giúp cho Caesar sớm bộc lộ tài năng quân sự của mình.
Ông cũng là nhà cầm quân thiện chiến, trước các đối thủ mạnh hơn nhiều lần cũng không làm ông sợ hãi. Trong trận chiến nổi tiếng Pharsalus, ông đã chỉ huy đội quân 22 ngàn người đánh bại hoàn toàn đội quân 60 ngàn binh sĩ của phe Quý tộc. Sau đó, Julius Caesar dẫn quân chinh phục vùng Trung Đông, Bắc Phi mở rộng bờ cõi La Mã. Ông cũng là người hỗ trợ về quân sự để Cleopatra có thể trở thành nữ hoàng Ai Cập. Với các chiến công hiển hách, khi trở lại La Mã, Julius Caesar được tôn làm nhà lãnh đạo tối cao của La Mã và tôn làm Cha của Đất nước.
Ngay từ thuở thiếu thời, dù không giàu có nhưng gia đình Julius Caesar đã mời một nhà hùng biện nổi tiếng về dạy dỗ ông. Sau này, để hoàn chỉnh kỹ năng của mình, Julius Caesar còn theo học một nhà hùng biện nổi tiếng khác của La Mã. Với tài hùng biện xuất sắc, ông đã thuyết phục được một lực lượng hùng mạnh phò trợ mình. Ngoài ra, ông cũng chiếm được sự trung thành tuyệt đối của quân sĩ dưới quyền.
* Đón đọc kỳ sau: Đế chế Ottoman – Từ không chốn dung thân đến bá chủ thế giới