Friday, 9 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Kinh Tế > Tài Chính > Hàng chục tỷ USD lợi nhuận doanh nghiệp phương Tây mắc kẹt ở Nga
Tài Chính

Hàng chục tỷ USD lợi nhuận doanh nghiệp phương Tây mắc kẹt ở Nga

Last updated: 19/09/2023 2:38 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE


Các công ty phương Tây còn hoạt động ở Nga sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã kiếm được nhiều tỷ USD lợi nhuận kể từ đó đến nay, nhưng không thể chuyển số lợi nhuận này khỏi Nga do hạn chế của điện Kremlin nhằm vào các quốc gia “không thân thiện” – theo Financial Times.

Tờ báo dẫn số liệu từ một báo cáo của Trường Kinh tế Kiev (KSE) cho biết doanh nghiệp từ những nước như vậy chiếm 18 tỷ USD trong số 20 tỷ USD lợi nhuận mà các công ty nước ngoài ở Nga báo cáo cho năm 2022. Nhóm này cũng chiếm 199 tỷ USD trong số 217 tỷ USD doanh thu mà doanh nghiệp nước ngoài đạt được ở thị trường Nga trong năm ngoái.

“Con số lợi nhuận và doanh thu bị mắc kẹt có thể đã tăng thêm nhiều sau năm 2022, nhưng chúng tôi không thể đưa ra một đánh giá chính xác, bởi doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Nga chỉ công bố kết quả kinh doanh ở nước này theo năm”, Phó giám đốc phát triển của KSE – ông Andrii Onopriienko, tác giả của báo cáo nói trên – phát biểu.

Lợi nhuận tại Nga của các công ty từ hãng dầu lửa Anh BP cho tới ngân hàng Mỹ Citigroup đã kẹt ở Nga sau khi Moscow vào năm ngoái đưa ra lệnh cấm trả cổ tức đối với doanh nghiệp đến từ các quốc gia “không thân thiện” gồm Mỹ, Anh và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Những giao dịch như vậy vẫn có thể được nhà chức trách Nga phê chuẩn trong một số trường hợp đặc biệt, nhưng cho đến nay hầu như chưa có giấy phép nào được cấp.

“Hàng chục tỷ USD lợi nhuận đang bị kẹt ở Nga, mà chẳng có cách nào rút ra được”, CEO của một công ty nước ngoài lớn có hoạt động ở Nga phát biểu. Quốc gia mà công ty này đặt trụ sở là một trong những nước bị Nga coi là “không thân thiện”.

Các con số doanh thu và lợi nhuận nói trên không chỉ phản ánh tầm quan trọng của các công ty phưng Tây đối với nền kinh tế Nga, mà còn cho thấy tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của những doanh nghiệp như vậy.

Nhiều công ty nước ngoài đã tìm cách bán chi nhánh ở Nga, nhưng bất kỳ thương vụ nào cũng đòi hỏi sự phê chuẩn của nhà chức trách Nga và chỉ có thể mang lại một mức giá bèo bọt. Mới đây, hãng thuốc lá British American Tobacco và hãng xe tải Thuỵ Điển Volvo đã công bố thoả thuận bán lại tài sản ở Nga cho đối tác Nga.

Trong số các công ty đến từ các nước “không thân thiện” còn hoạt động ở Nga, ngân hàng Raiffeisen của Australia báo lãi lớn nhất năm 2022, với khoản lợi nhuận 2 tỷ USD tại thị trường này – theo dữ liệu từ KSE. Hai công ty Mỹ Philip Morris và PepsiCo lãi tương ứng 775 triệu USD và 718 triệu USD. Hãng xe tải Scania của Thuỵ Điển đạt mức lợi nhuận 621 triệu USD tại Nga trong năm 2022, và cũng nằm trong số những công ty nước ngoài lãi lớn nhất ở Nga trước khi rút khỏi thị trường này.

Các công ty Mỹ là nhóm lãi nhiều nhất trong số các công ty phương Tây còn hoạt động ở Nga sau khi xảy ra chiến tranh, với tổng lãi đạt 4,9 tỷ USD trong năm ngoái. Tiếp theo là các công ty của Đức, Australia và Thuỵ Sỹ với tổng lãi tương ứng là 2,4 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; và 1 tỷ USD.

Số lợi nhuận bị kẹt ở Nga làm gia tăng tổn thất mà các công ty nước ngoài phải đối mặt do cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Theo một bài báo vào tháng trước của Financial Times, các công ty châu Âu đã báo cáo bút toán giảm giá trị tài sản và thua lỗ ít nhất 100 tỷ euro tại Nga kể từ khi chiến tranh nổ ra.

Công ty năng lượng Đức Wintershall năm nay đã xoá 7 tỷ euro tài sản phi tiền mặt khỏi bảng cân đối kế toán sau khi bị Nga tịch thu chi nhánh ở Nga. Trong báo cáo cổ đông hồi tháng 2, công ty này cho biết đang có 2 tỷ USD tiền lãi bị kẹt ở Nga do các biện pháp hạn chế.

Một số công ty đã tìm cách để “lách” hạn chế. Chẳng hạn vào năm ngoái, chi nhánh Nga của công ty thực phẩm Mỹ Mars đã chuyển khoảng 800 triệu USD cho công ty mẹ với lý do “bù nợ”.

Giới quan sát nói rằng các biện pháp hạn chế mà Nga áp dụng một phần do mối lo của Moscow về sự tháo chạy của dòng vốn, đặc biệt khi đồng Rúp Nga giảm giá mạnh trong những tháng gần đây. Hồi tháng 3, trước khi đồng Rúp bắt đầu giảm giá mạnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gợi ý nới hạn chế đối với việc trả cổ tức của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Nga. Tuy nhiên, 5 tháng sau, lệnh cấm này lại được gia hạn một cách vội vã nhằm ngăn sự sụt giá của Rúp.

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Gia đình bình dân có thể đưa con đi khám phá thế giới với 3 cách đơn giản
Next Article Vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp chuộng chạy bộ?

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

‘A Minecraft Movie’ hai tuần dẫn đầu doanh thu phòng vé

"A Minecraft Movie" - chuyển thể trò chơi sinh tồn kinh điển - vượt "Captain…

By Cafe Bệt

Váy áo cảm hứng 'ánh sáng miền nhiệt đới'

NTK Đỗ Long ra bộ sưu tập hè phong cách bay bổng, họa tiết sắc…

By Cafe Bệt

Alcaraz thay đổi tư duy cho mùa đất nện

Sau khi đăng quang ở Monte Carlo Masters, Carlos Alcaraz tiết lộ anh học được…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Tài Chính

Cần tiêu chí rõ hơn để phân biệt 3 nhóm tài sản số: tài sản ảo, tài sản mã hóa và các tài sản số khác

By Cafe Bệt
Tài Chính

VIS Rating: Phát hành trái phiếu mới chậm lại trong quý 1/2025

By Cafe Bệt
Tài Chính

Giá vàng lao dốc sau khi Mỹ đạt thỏa thuận thương mại đầu tiên

By Cafe Bệt
Tài Chính

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?