Thursday, 15 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Công Nghệ > Cảnh giác với kiểu lừa đảo online mới, “âm thầm” đến mức người dùng khó biết
Công Nghệ

Cảnh giác với kiểu lừa đảo online mới, “âm thầm” đến mức người dùng khó biết

Last updated: 11/05/2025 3:52 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Một hình thức lừa đảo online mới – đặc biệt khó phát hiện – đang khiến các nhà chức trách ở nhiều nước lo ngại. Kiểu lừa đảo này gọi là tabnabbing , nhìn chung là sẽ thay đổi nội dung của một tab (cửa sổ nhỏ) đang không hoạt động trong trình duyệt web của người dùng, mục đích là đánh cắp dữ liệu cá nhân quan trọng.

Từ tabnabbing gồm chữ tab (cửa sổ nhỏ chứa một trang web trong trình duyệt Internet) và nabbing (túm lấy). Kẻ lừa đảo sẽ thay đổi nội dung của một tab đang không hoạt động thành một trang đăng nhập giả nhưng trông giống như trang thật, ví dụ trang đăng nhập hộp thư (gmail chẳng hạn), trang của ngân hàng hay trang mua sắm. Khi người dùng quay lại tab này, thấy được yêu cầu đăng nhập thì chẳng nghi ngờ gì vì tin rằng đây vẫn là trang mà mình mở từ trước cơ mà. Một khi người dùng điền thông tin vào (tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin tài khoản ngân hàng…) thì kẻ lừa đảo sẽ lấy được.

Cảnh giác với kiểu lừa đảo online mới, “âm thầm” đến mức người dùng khó biết- Ảnh 1.

Một ví dụ về việc mở nhiều tab trong trình duyệt web. Ảnh minh họa: The Windows Club.

Tab đã bị kẻ lừa đảo thay đổi nội dung thì trông rất giống các trang web thật và quen thuộc, khiến trò lừa đảo này cực khó bị phát hiện nếu người dùng chỉ nhìn qua.

Tabnabbing thực ra đã có cách đây vài năm, nhưng hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều. Ở Tây Ban Nha, cảnh sát còn phải mở một chiến dịch trên mạng xã hội để cảnh báo người dùng mạng về trò lừa đảo nguy hiểm này, vì thực tế là nhiều người vẫn có thói quen mở nhiều tab cùng lúc khi vào mạng.

Theo trang AFP , để tránh bẫy tabnabbing , người dùng nên mở ít trang web trong trình duyệt thôi, trang nào không dùng thì đóng lại. Vì càng mở nhiều tab thì nguy cơ càng tăng. Khi quay lại một trang web đã mở sẵn nhưng một lúc lâu không dùng, người dùng cũng nên xem lại địa chỉ trang web xem có chính xác không, và cần đảm bảo rằng nó không có một loạt ký tự lạ hoặc khác với địa chỉ trang web mà mình vẫn biết.


Nguồn tin: https://genk.vn/canh-giac-voi-kieu-lua-dao-online-moi-am-tham-den-muc-nguoi-dung-kho-biet-20250511150856407.chn

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article 5.000 năm mỹ thuật Trung Hoa qua sách
Next Article Muốn lâu bền, hãy tìm người có kỳ vọng thấp!

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Hơn 10.000 người hợp luyện diễu binh ở đường Lê Duẩn

Khối sĩ quan đặc công diễu hành qua lễ đài. Binh chủng Đặc công là…

By Cafe Bệt

Đường Lê Quang Đạo kéo dài ở Tây Hà Nội được thông xe

Đường Lê Quang Đạo kéo dài có điểm đầu tại nút giao cắt với đại…

By Cafe Bệt

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Sony WH-1000XM5 ‘lên bàn cân’ với Bose QuietComfort 700: Cuộc đối đầu tai nghe chống ồn cao cấp, ai xứng đáng hơn?

By Cafe Bệt
Công Nghệ

Samsung mang tính năng mới trên TV đến gần người dùng hơn qua Samsung Vision AI Tour 2025

By Cafe Bệt
Công Nghệ

Làn gió phiêu lưu thổi bùng đam mê hậu Uncharted!

By Cafe Bệt
Công Nghệ

Xiaomi ra mắt một lúc 'cả tá' sản phẩm mới tại Việt Nam, trọng tâm là 2 dòng TV A Series và A Pro Series của… 2026

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?