Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Góc Nhìn > Miễn học phí, nhưng còn phụ phí
Góc Nhìn

Miễn học phí, nhưng còn phụ phí

Last updated: 03/03/2025 1:09 am
VnExpress
Share
SHARE

Thông tin học sinh mọi cấp lớp phổ thông trên cả nước được miễn học phí hoàn toàn đang làm nức lòng người dân.

Những thành quả phát triển kinh tế đã có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực lên giáo dục. Nhưng khi tôi trò chuyện với một phụ huynh, anh nói: “Con em được giảm hơn một trăm nghìn, còn lại vẫn phải đóng khoảng hai triệu mỗi tháng”.

“Miễn học phí” và “học miễn phí” là hai khái niệm khác nhau. Học phí được miễn thì các trường công lập hiện nay vẫn phải duy trì nhiều khoản thu, cả hợp lý và vô lý, dẫn đến tình cảnh “niềm vui chưa trọn” như câu chuyện kể trên.

Tôi tìm hiểu, thấy phiếu thu của một trường học tiết lộ danh sách khá dài: tiền nước uống, tiền vệ sinh, tiền thiết bị dụng cụ học tập, tiền ăn bán trú, tiền tổ chức dạy kỹ năng sống, tiền học STEM, tiền học tiếng Anh… Như vậy vẫn còn rất nhiều dịch vụ thiết yếu khác mà trường đang cung cấp cho học sinh có thu phí.

Ở khắp nơi trên thế giới, trẻ em đều không có tài sản, dù sinh ra trong gia đình như thế nào thì chúng cũng nghèo bằng nhau. Giáo dục công lập được xây dựng trên giả thiết rằng “mọi trẻ em đều là người nghèo nhất” và do vậy, cần được tiếp cận giáo dục miễn phí. Việc này tránh cho bất kỳ trẻ em nào vì hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không thể đến trường để học tập và trưởng thành. Mọi công dân bình thường đều có nghĩa vụ học tập cho đến hết chương trình giáo dục bắt buộc theo luật định.

Sở dĩ giáo dục công lập được cung cấp miễn phí là nhờ công sức đóng thuế của cha mẹ học sinh. Nhiều nước cố gắng hướng tới giáo dục công lập miễn phí để các gia đình không bị “đánh thuế lần thứ hai” thông qua học phí. Hiện nay chúng ta đã đạt được mức độ đáng mừng đầu tiên là học sinh được miễn hoàn toàn học phí, ít nhất đến khi các em tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tuy nhiên, vẫn còn đó nỗi lo của cha mẹ học sinh về vô vàn khoản thu khác. Một số khoản thu là lựa chọn tự nguyện “thêm” của học sinh, cha mẹ có quyền bỏ qua. Nhưng một số loại phí khác như tiền vệ sinh, nước uống, dụng cụ học tập, lễ nghi… chen vào khiến “được miễn học phí” mà chưa thể “học miễn phí” ở trường công.

Việc siết lại dạy thêm trong trường đã ngăn chặn trường công trở thành đơn vị dùng cơ sở vật chất công ích dạy thêm thu phí, nhưng chưa ngăn chặn được nhiều chương trình hợp tác, liên kết xen ngang vào thời khóa biểu. Giáo dục công lập có sứ mệnh đảm bảo quyền đi học cho mọi công dân, cũng như đảm bảo sự bình đẳng về tiếp cận giáo dục. Do vậy, nếu trong cùng mâm cơm, có đứa trẻ được ngồi ăn “món VIP” và đứa trẻ kế bên chỉ được gắp “món thường” vì cha mẹ các em trả tiền theo thực đơn khác nhau, điều đó sẽ phá vỡ mọi lý tưởng về công bằng và bình đẳng. Vì như đã nói ở trên, giáo dục phải bắt đầu với một giả thiết chung là mọi trẻ em đều nghèo, và chúng nghèo như nhau.

Là người tư vấn trong lĩnh vực giáo dục, tôi thường khuyên các phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt và có nhu cầu cao hơn là nên chuyển con sang trường tư – nơi có thể phục vụ theo yêu cầu riêng của học sinh – thay vì áp đặt mong đợi lên một lớp học trường công bằng cách yêu cầu trường dạy thêm, và tìm cách “chia đều” chi phí cho các gia đình.

Có rất nhiều yếu tố nhạy cảm khi các gia đình khó khăn phản kháng với những khoản phí thu thêm theo hình thức “tự nguyện bắt buộc”, nên họ chọn cách im lặng và chịu đựng (vì con). Như mọi nơi trên thế giới, có một học sinh chuyển từ hệ thống công lập sang tư thục là có thêm một chỗ cho học sinh khác; vì giáo dục công lập ở khắp nơi đều luôn trong tình trạng quá tải và eo hẹp nguồn lực. Việc này là hoàn toàn bình thường và lành mạnh vì giáo dục công và giáo dục tư theo đuổi sứ mệnh khác nhau. Chúng ta không bao giờ nên dùng giáo dục công để cạnh tranh hay bài trừ giáo dục tư thục, vì trường tư có thể giúp giảm tải cho trường công, và thực hiện những gì trường công buộc phải bỏ qua.

Trong niềm vui được miễn học phí, giáo dục Việt Nam được kỳ vọng hướng tới mục tiêu tiếp theo là mọi trẻ em được “tay không đến trường”. Nghĩa là các em chỉ cần mang cặp sách là có thể đến lớp, vì quyền học tập đó đã được cả xã hội bảo trợ. Khi trẻ được học miễn phí, cha mẹ tất nhiên cũng sẽ phải làm việc tốt hơn để đóng thuế, xây dựng trường học tốt hơn.

Bùi Khánh Nguyên


Nguồn tin: https://vnexpress.net/mien-hoc-phi-nhung-con-phu-phi-4855767.html

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra mắt Xanh SM Premium, chỉ tài xế ‘sát sao’ mới được cầm lái
Next Article ‘Quỷ nhập tràng’ đối đầu loạt phim quốc tế trong tháng 3

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Phát triển hạ tầng tạo lực đẩy cho thu hút đầu tư công nghiệp tại Tây Ninh

Theo Đề án phát triển khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 –…

By Cafe Bệt

Từng đổ 200m³ đá hộc nhưng đều biến mất sau một đêm, không thể xác định đáy hố sâu bao nhiêu

Theo thông tin từ báo Vietnamnet, ghi nhận tại hiện trường nơi nghi có người…

By Cafe Bệt

Tinh thần thép làm nên thành công

Nếu nhất định cần chọn một cuốn sách khởi nghiệp để đọc, chắc chắn bạn…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Góc Nhìn

Trà đá và 'mạng xã hội' vỉa hè

By VnExpress
Góc Nhìn

Trà đá, vỉa hè, làng trong phố

By VnExpress
Góc Nhìn

Việt Nam 'đẹp nhưng chưa sạch'

By VnExpress
Góc Nhìn

Đẹp nhưng chưa sạch

By VnExpress
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?