Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Thời Sự > Lễ đặt tên âm và mừng cơm mới được công nhận là di sản
Thời Sự

Lễ đặt tên âm và mừng cơm mới được công nhận là di sản

Last updated: 27/02/2025 2:45 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Quảng NinhLễ cấp sắc đặt tên âm của người Dao và lễ mừng cơm mới của người Tày vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại hội làng Bằng Cả, TP Hạ Long sáng 28/2, chính quyền sẽ công bố quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc đưa Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y và Lễ mừng cơm mới của người Tày vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại Quảng Ninh, cộng đồng người Dao gần 74.000 người, chiếm 5,57% dân số, bao gồm ba nhóm chính: Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y và Dao Lô Gang. Lễ cấp sắc, hay còn gọi là lễ đặt tên âm, là tập quán độc đáo do người Dao Thanh Y sáng tạo và gìn giữ.

Lớp truyền dạyLễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh. Ảnh: Trần Trinh

Lớp truyền dạy lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh. Ảnh: Trần Trinh

Theo quan niệm của người Dao Thanh Y, người con trai dù ở độ tuổi nào, nếu chưa trải qua lễ cấp sắc vẫn được xem là chưa có tên tuổi, chưa được cộng đồng và thần linh công nhận. Người chưa được cấp sắc không được phép tham gia vào các công việc trọng đại của làng, không đủ tư cách thắp hương bàn thờ tổ tiên trong các dịp lễ Tết, cũng như không được cộng đồng tôn trọng. Chỉ khi được đặt tên âm, người đàn ông mới trở thành thành viên đầy đủ của cộng đồng, được tham gia nghi lễ quan trọng và khi qua đời linh hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên.

Lễ cấp sắc xưa kia thường được tổ chức linh đình, kéo dài ba ngày ba đêm với sự tham gia của thầy cúng uy tín. Các thầy cúng sử dụng tiếng Nôm Dao thực hiện các nghi lễ. Điều đặc biệt là trong các bài cúng, có nội dung mang tính giáo dục truyền thống, phong tục tập quán, đạo lý làm người và cách ứng xử trong cuộc sống, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp.

Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y thường diễn ra vào dịp cuối năm hoặc đầu xuân. Mỗi người đàn ông chỉ trải qua nghi lễ này một lần trong đời. Tên âm được đặt thể hiện vai vế và thứ bậc trong dòng họ và phải tuân theo quy tắc ba đời mới được lặp lại. Do đó, các gia đình phải cẩn trọng xem xét thứ tự dòng họ để tránh trùng tên với tổ tiên.

Lễ mừng cơm mới của người Tày ở Quảng Ninh thường được tổ chức vào cuối tháng 10 Âm lịch. Lễ hội này có nguồn gốc lâu đời, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các bản làng người Tày, thể hiện ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để người Tày bày tỏ lòng biết ơn đối với trời đất và tổ tiên đã ban cho mùa màng tốt tươi, cầu mong những vụ mùa tiếp theo cũng được thuận lợi. Lễ hội cũng là cơ hội để gia đình, họ hàng và dân làng sum vầy, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.

Mâm cơm đãi khách trong Lễ mừng cơm mới của người Tày ở Quảng Ninh. Ảnh: La Nhung

Mâm cơm đãi khách trong Lễ mừng cơm mới của người Tày ở Quảng Ninh. Ảnh: La Nhung

Lễ mừng cơm mới gồm hai phần chính: Lễ cúng tổ tiên và phần hội ăn mừng cơm mới. Lễ cúng tổ tiên là nghi lễ quan trọng nhất, thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Sau lễ cúng, gia chủ mời khách thưởng thức mâm cơm mới với các món ăn truyền thống như xôi lá gừng, thịt gà, thịt ngan, khau nhục, nằm quắt, cá rán, miến xào, thịt nạc xào tỏi, rau xanh và rượu gạo. Khách mời thường mang theo hoa quả đến chung vui cùng gia chủ.

Ngày nay, lễ mừng cơm mới không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách muốn khám phá văn hóa địa phương.

Tại Quảng Ninh, người Tày có khoảng 30.000 người, chiếm 2,61% dân số, sinh sống tại tất cả 13 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh.

Lê Tân


Nguồn tin: https://vnexpress.net/le-dat-ten-am-va-mung-com-moi-duoc-cong-nhan-la-di-san-4854595.html

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Sao ‘Gossip Girl’ qua đời
Next Article Điều động, bổ nhiệm thêm 3 thứ trưởng Bộ Xây dựng

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Ronaldo từ chối cơ hội dự FIFA Club World Cup

HLV Marcelo Gallardo cho biết ông đã mời Cristiano Ronaldo gia nhập CLB Argentina River…

By Cafe Bệt

Đề xuất không tổ chức quốc tang với cán bộ cấp cao có vi phạm

Bốn chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ…

By Cafe Bệt

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu công bố góc nhìn chưa từng thấy về Cực Nam Mặt Trời

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã công bố một bức ảnh cho thấy…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Thời Sự

Cầu Quảng Đà xây xong ba tháng vẫn thiếu đường dẫn

By Cafe Bệt

Ngư dân Gia Lai giải cứu rùa biển bị mắc lưới

By Cafe Bệt
Thời Sự

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

By Cafe Bệt

Hai bé gái bị đá trên núi đè

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?