Tại Diễn đàn Nâng cao năng lực cộng đồng phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam phối hợp với báo Nông nghiệp tổ chức, ông Trần Duy An – Phó Trưởng phòng Quy hoạch Thủy lợi (Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam) – đã cung cấp nhiều thông tin quý giá về tình hình của ĐBSCL.
Ông Trần Duy Anh nhận định, thiên tai đã và đang đe dọa trực tiếp đến sinh hoạt và sinh kế của người dân vùng ĐBSCL.
Trung bình mỗi năm, ĐBSCL mất từ 300-500ha đất do sạt lở. Ảnh: Môi trường và Cuộc sống
>> Đầu tư 106.000 tỷ đồng cho 9 dự án trọng điểm, ‘vùng đất Chín Rồng’ kỳ vọng ‘thay da đổi thịt’
Hiện nay, ĐBSCL có hơn 800 khu vực sạt lở, với tổng chiều dài trên 1.000km. Trung bình mỗi năm, khu vực này mất từ 300-500ha đất do sạt lở bờ sông, bờ biển, trong khi tốc độ sụt lún trung bình hàng năm toàn vùng đạt 1,07cm.
Trong mùa khô năm 2024, xâm nhập mặn đã khiến khoảng 74.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Theo ông Trần Duy An, ĐBSCL hiện đã xây dựng được 15 hệ thống thủy lợi tương đối khép kín (7 liên tỉnh và 8 nội tỉnh) phục vụ 2,5 triệu ha, tương đương 64% diện tích toàn vùng. Các hệ thống này cơ bản đảm bảo cấp và thoát nước cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống thiên tai.
Ông An nhấn mạnh rằng diễn biến thiên tai tại ĐBSCL trong bối cảnh mới sẽ ngày càng phức tạp và khó lường hơn, do tác động của biến đổi khí hậu và việc khai thác tài nguyên ở thượng nguồn sông Mê Kông.
>> Tỉnh đầu tiên của vùng ĐBSCL có 3 TP trực thuộc, sắp xây dựng 2 khu công nghiệp 800ha
Nguồn tin: https://nguoiquansat.vn/dong-bang-song-cuu-long-moi-nam-mat-tu-300-500ha-dat-do-sat-lo-180864.html