Ngày 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Về nội dung, các đại biểu Quốc hội đều tán thành cao với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việt Nam hiện nay có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung Ương là chủ trương đã được ra trước đó.
Theo quyết định số 891/QĐ-TTg, có 8 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).
Ảnh minh họa – một góc Thừa Thiên Huế
Vấn đề được thảo luận nhiều hơn lại là tên gọi. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc băn khoăn: “Dự thảo quy định tên thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế là đô thị loại 1. Do vậy, nếu lấy tên là thành phố Huế trực thuộc Trung ương thì rất dễ bị nhầm lẫn là chỉ thành phố Huế hiện tại là thành phố trực thuộc Trung ương…”.
Đại biểu Trần Văn Tiến đề xuất, để tránh nhầm lẫn về tên gọi thành phố Huế trực thuộc Trung ương với thành phố Huế hiện tại, cần nghiên cứu tên gọi là thành phố Thừa Thiên Huế. Theo ông Tiến, tên gọi như vậy sẽ bao quát hết cả tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng, Quốc hội quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có các tác động tích cực là chủ yếu và cơ bản.
>> Tỉnh miền Trung sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương ‘hút’ nhà đầu tư với sân bay và bãi đáp trực thăng
Nguồn tin: https://nguoiquansat.vn/thanh-lap-thanh-pho-hue-truc-thuoc-trung-uong-dai-bieu-quoc-hoi-hien-ke-ten-goi-phu-hop-179015.html