Jane Wilde không dùng Hành trình đến vô cực để kể tội Stephen hay kể công cho bản thân. Sau mọi chuyện, cuốn sách như một cái nhìn lại quãng thời gian 25 năm, Jane nói về Stephen bằng sự dịu dàng, trân trọng và chở che nhất. Tựa như cách bà ở bên – chăm sóc và yêu thương ông suốt những năm qua. Jane cũng không mượn cuốn sách để “thanh tẩy vết nhơ phản bội” của bà hay giáo sư Stephen bởi họ chẳng mang tội lỗi gì khi cả hai đều cùng nỗ lực hết sức cho người còn lại và cho gia đình rồi. Jane không
Vào năm 2014, dưới bàn tay tài hoa của đạo diễn James Marsh, câu chuyện tình can trường giữa giáo sư Stephen Hawking và bà Jane Wilde Hawking đã được khắc họa trong bộ phim The Theory of Everything. Bộ phim được chuyển thể từ cuốn tự truyện Travelling to Infinity: My life with Stephen (phiên bản tiếng Việt có tựa Hành trình đến vô cực) của bà Jane. Ngay khi ra mắt, bộ phim nhanh chóng thu về phản hồi tích cực từ công chúng và các danh hiệu/giải thưởng lớn cho đoàn làm phim.
Cuốn tự truyện của Jane Wilde không đào sâu vào những thành tựu khoa học của giáo sư Stephen, mà kể lại câu chuyện dài xung quanh tình yêu – cuộc sống hôn nhân và sự tan vỡ của gia đình Hawking. Ở đó, Jane kể cho chúng ta nghe đủ những ngọt ngào – hạnh phúc – dằn vặt – đắng cay – tuyệt vọng; những niềm vui – cực nhọc ẩn khuất sau hình ảnh một gia đình tri thức vẹn toàn, một mẫu hình “gia đình văn hóa”.
Vậy nhưng gia đình ấy cũng không thể giữ được vẹn toàn. Sau 25 năm sống kiếp vợ chồng, Stephen và Jane quyết định chia tay dù đã có với nhau ba người con. Sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân mẫu mực ấy kéo đến vô vàn tai tiếng và thị phị bủa vây. Người ta cho rằng, là do Jane phản bội Stephen trước, khi siêu lòng người bạn tri kỷ Jonathan; có người lại trách Stephen đổi lòng khi gặp cô y tá Elaine. Nhưng, một nửa sự thật không hoàn toàn là sự thật. Phía sau cuộc hôn nhân thăng trầm và bể giông đó, cuối cùng người ta vẫn thấy Jane ở bên Stephen đến cuối đời. Vậy đâu mới là sự thật, đó chính là cuốn sách này – Hành trình đến vô cực (Travelling to Infinity: My life with Stephen).
“Bởi căn bệnh của anh, bất cứ mối quan hệ nào cùng anh đều mang tính tạm thời, ngắn hạn và có lẽ cực kỳ đau lòng nữa. Liệu tôi có thể giúp anh phát huy hết năng lực của bản thân, thậm chí tìm được hạnh phúc ngắn ngủi không? Tôi băn khoăn không biết mình có thể gánh vác nhiệm vụ đó không, nhưng khi tôi hỏi xin lời khuyên của những người bạn mới quen thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, bọn họ đều cổ vũ tôi. “Nếu anh ấy cần bạn, bạn hãy cứ làm thôi”, họ nói.”
Ở một góc độ nào đó, dư luận cho rằng “Hành trình đến vô cực” là một lời biện minh của Jane cho cuộc tình tan vỡ với Stephen và sự thay lòng của mình khi lựa chọn Jonathan. Nhưng, liệu đó có quá bất công với bà khi mọi người chỉ chăm chăm đến kết quả mà gạt bỏ quá trình suốt 25 năm sống kiếp làm dâu nhà Hawking. Và liệu rằng, Jane Wilde có cần phải thanh minh khi nhân cách con người bà đã được cả thế giới chứng thực trong suốt 25 năm chung sống cùng Stephen?
Hành trình đến vô cực là lời bộc bạch của Jane kể từ khi bắt đầu gặp Stephen đến cuộc chiến tâm lý với bản thân và Stephen để vực dậy ông sau cú sốc chẩn đoán căn bệnh xơ cứng teo cơ. Tiếp sau đó là nghị lực phi thường của người phụ nữ một mình cáng đáng mọi việc nhà và trở thành hậu phương cho Stephen chuyên tâm nghiên cứu. Người ta thấy, Jane xuất hiện bên Stephen trong mọi cuộc họp lớn nhỏ, Jane lần lượt sinh con và chăm sóc chúng lớn khôn khỏe mạnh, và cũng chính Jane chạy đôn chạy đáo ở bệnh viện khi Stephen nguy cấp. Những điều này đã được cả thế giới tung hô và ngưỡng mộ. Nhưng có một câu chuyện khác mà họ không thấy. Đó là khi Jane gần như gục ngã khi vừa phải chăm sóc Stephen gặp khó khăn trong vận động nhưng vẫn phải chăm sóc con nhỏ mới lọt lòng. Đó là Jane – người phụ nữ cáng đáng những trách nhiệm vốn thuộc về người đàn ông như lo liệu chuyện kinh tế gia đình, giáo dục con cái. Đó là Jane – người phụ nữ gần như muốn gục ngã và mất kiểm soát cảm xúc vì những áp lực của một người mẹ – người vợ và sự đấu tranh với ích kỷ cá nhân để cuối cùng, Jane vẫn chọn GIA ĐÌNH. Nhưng cuối cùng, những trục trặc gia đình vẫn đẩy cuộc hôn nhân vốn bền chặt đến tan vỡ. Và đây là cuộc chia ly để hạnh phúc.
Jane Wilde không dùng Hành trình đến vô cực để kể tội Stephen hay kể công cho bản thân. Sau mọi chuyện, cuốn sách như một cái nhìn lại quãng thời gian 25 năm, Jane nói về Stephen bằng sự dịu dàng, trân trọng và chở che nhất. Tựa như cách bà ở bên – chăm sóc và yêu thương ông suốt những năm qua.
Jane cũng không mượn cuốn sách để “thanh tẩy vết nhơ phản bội” của bà hay giáo sư Stephen bởi họ chẳng mang tội lỗi gì khi cả hai đều cùng nỗ lực hết sức cho người còn lại và cho gia đình rồi. Jane không thể một mình gánh vác trách nhiệm trụ cột gia đình được nữa, bà và Stephen cũng không thể trói buộc đối phương trong một cuộc hôn nhân chỉ còn tình nghĩa. Chia ly là cách thể hiện sự yêu thương và tôn trọng dành cho người còn lại.
Dù không bên nhau dưới danh nghĩa vợ chồng nhưng vẫn là bạn đến cuối cùng.
Và thực tế đã chứng minh, quãng thời gian cuối đời, người ta vẫn thấy Jane Wilde ở bên Stephen như một người bạn tri kỷ, vẫn dành cho ông những tình yêu thương và săn sóc đúng nghĩa.
Các bạn quan tâm đến cuốn sách có thể tham khảo đặt mua cuốn Hành trình đến vô cực tại:
Tiki: http://bit.ly/2kdEBrc
Fahasa: http://bit.ly/2lNt5TX
HaidangBooks: http://bit.ly/2lWtDXu