Đảm bảo nồng độ axit uric đạt tiêu chuẩn
Kiểm soát nồng độ axit uric là cách cơ bản để bảo vệ thận. Bệnh nhân có axit uric cao nên kiểm soát axit uric dưới 360 μmol/L. Đối với những bệnh nhân có lượng axit uric cao và có hạt tophi (những cục u nhỏ thường có màu trắng xuất hiện ở dưới da do sự lắng đọng của các tinh thể muối urat hoặc axit uric tích tụ tại các ổ khớp gây ra) tốt nhất nên giảm axit uric xuống dưới 300 µmol/L.
Uống nước đúng cách
Thận có thể bài tiết axit uric qua nước tiểu. Nếu bạn không uống đủ nước, axit uric sẽ tích tụ trong cơ thể.
Vì vậy, bệnh nhân có lượng axit uric cao có chức năng tim và thận bình thường cần phải uống nhiều nước hơn để thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric.
Tuy nhiên, những người đã bị suy thận, đặc biệt là những người bị phù nề, không nên uống quá nhiều nước, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và gây phù nề.
Tránh dùng các thuốc có thể làm tăng axit uric máu
Các loại thuốc gồm thuốc lợi tiểu, một số loại thuốc chống lao, thuốc chống viêm liều thấp, một số loại thuốc trị đái tháo đường, các loại thuốc có chứa ethanol, levodopa, cyclosporine vitamin A, tacrolimus… có thể làm tăng axit uric máu.
Do đó, với người có axit uric cao cần được các bác sĩ tư vấn khi sử dụng thuốc, tránh tự ý uống thuốc.