Ông Lý năm nay đã 73 tuổi, hiện sinh sống tại Vân Nam, Trung Quốc. Ông luôn tin rằng gia đình hòa thuận, con cái hiếu thảo là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời. Nhưng khi thực sự bước vào tuổi già và lần lượt sống cùng các con, ông mới nhận ra tầm quan trọng của quỹ hưu trí và tiền tiết kiệm.
Ông Lý khi còn trẻ là một người lao động cần cù, có ý thức tiết kiệm. Vợ chồng ông cùng nhau nuôi dạy hai người con, một trai và một gái. Hai người làm việc cật lực để cho con có cuộc sống tốt nhất.
Thời gian trôi qua, chỉ trong chớp mắt, những đứa trẻ đã trưởng thành, có gia đình và sự nghiệp riêng. Vợ chồng ông Lý cũng già đi dần, sức khỏe cũng dần không còn được như trước. Đặc biệt sau sự ra đi của vợ, ông Lý càng cảm thấy cô đơn và bất lực. Vì vậy, hai con của ông bàn với nhau đón bố về nhà chăm sóc. Nhưng vì ai cũng có cuộc sống riêng nên họ sẽ thay phiên nhau đón ông đến nhà.
Lúc đầu, ông Lý nghĩ rằng đây là phương án hợp lý. Ông có thể sống trong nhà của hai đứa con. Điều này vừa giúp ông gần gũi con cháu lại giảm bớt gánh nặng cho các con. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, ông dần dần phát hiện ra vấn đề.
Khi ông Lý ở nhà con trai, con dâu luôn phàn nàn về thói quen sinh hoạt của bố chồng. Cô không thích ông vì dậy sớm và đi ngủ muộn, xem TV quá to và thậm chí còn ăn quá nhiều. Con trai tuy hiếu thảo với bố nhưng lại bất lực trước những lời phàn nàn của vợ. Bỗng dưng trở thành nguyên nhân khiến gia đình con trai bất hòa, ông Lý cảm thấy rất đau khổ.
Một thời gian sau, ông dọn đến nhà con gái, tình hình cũng không mấy khả quan. Con rể là kiểu người hiền lành. Do đó, mọi công việc lớn nhỏ trong nhà đều phụ thuộc vào con gái của ông. Ông Lý phát hiện ra rằng mặc dù bề ngoài con gái tỏ ra hiếu thảo nhưng thực chất lại coi ông như một gánh nặng. Có khi, con gái còn giảm bớt một số chi phí sinh hoạt của ông vì nhiều lý do khác nhau. Ông hiểu rằng đó là vì con còn có gia đình và con cái riêng phải nuôi nên không thể gánh vác mọi thứ.
Sau khi nhìn thấy thái độ của hai con, ông Lý bắt đầu hối hận. Ông nhận thấy mình không có đủ nền tảng tài chính để chu cấp cho tuổi già và chỉ có thể trông cậy vào con cái Điều này khiến ông cảm thấy không an toàn.
Nhớ lại khi còn trẻ, ông vô cùng hối hận. Hàng tháng, tiền lương ông nhận được chỉ đủ nuôi sống gia đình 4 người. Vì lương không cao nên ông cũng không có nhiều tiền tiết kiệm. Ông cho rằng “trẻ cậy cha, già cậy con” nên không có phương án dự phòng cho mình. Hiện tại khi nhìn lại, ông mới thấy bản thân đã quá sai lầm. Hiện tại, ông muốn sống một mình nhưng chẳng có đủ tiền.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông chủ động trao đổi với các con về vấn đề chăm sóc, mong rằng họ có thể hỗ trợ và thông cảm nhiều hơn. Đồng thời, ông cũng tìm cách để tăng thu nhập như tham gia một số hoạt động dành cho người già và làm một số công việc bán thời gian trong khả năng của mình.
Nhờ có vận động và được giao lưu với những người cùng tuổi, sức khỏe của ông Lý đã khá hơn. Các con của ông thấy bố đi làm cũng bắt đầu chú ý hơn đến cuộc sống và nhu cầu của bố. Dẫu vậy, ông vẫn có ý định sau khi sức khỏe không còn tốt, ông sẽ chuyển tới viện dưỡng lão ở. Hai người con của ông cũng không phản đối phương án này.
Sau cùng, ông Lý đã hiểu ra, bản thân là chỗ dựa vững chắc nhất. Chỉ khi có nền tảng tài chính đầy đủ thì về già mới có thể sống một cuộc sống vui vẻ và bớt lo lắng. Dù thương con cái đến đâu thì ở những năm tháng xế chiều, người già cần phải học cách để cho bản thân một đường lui. Trong đó, tài sản của họ được xem như một pháp khí giúp an hưởng tuổi già vô cùng hiệu quả.
Theo Sohu
Nguồn tin: https://cafef.vn/cu-ong-u75-bi-cac-con-phan-cong-lich-nuoi-bo-ve-gia-phai-co-luong-huu-de-chua-cho-minh-duong-lui-188240525101621434.chn