Ngoại trừ yếu tố di truyền thì bất kỳ ai cũng có thể duy trì sức khỏe của mình bằng cách xây dựng những thói quen tốt, giảm thiểu bệnh tật, từ đó giúp bản thân sống lâu, sống khỏe hơn.
Những năm gần đây, tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng cao.
Theo Dữ liệu từ Niên giám thống kê 2021 của Tổng cục Thống kê, về tuổi thọ trung bình của người Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, tuổi thọ trung bình của cả nước đã tăng từ 73,3 tuổi lên 73,7 tuổi. Song, sang đến năm 2021, tuổi thọ trung bình đã giảm nhẹ xuống còn 73,6 tuổi.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam phân theo giới tính giai đoạn 2015-2021. Nguồn: TCTK
Khi thực hiện quan sát và tổng hợp, người ta nhận ra rằng, những người trường thọ trăm tuổi đều có 4 điểm chung sau đây khi còn trẻ:
1. Tốc độ đi nhanh
Người xưa có câu: “Đứng như tùng, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung.”
Cụ thể, đứng như tùng, là yêu cầu phải đứng thẳng, chân đặt vững chắc trên đất, kiên cường không dễ lay động như cây tùng. Ngồi như chuông, là chỉ trạng thái khi ngồi, thân thể vững vàng giống như một cái chuông, ở giữa rỗng (ý chỉ tâm rỗng không tạp niệm).
Đi như gió, là chỉ người có thể đi lại nhẹ nhàng như gió; từng bước chân đều thấy nhẹ bỗng. Nằm như cung, lúc đi ngủ nằm nghiêng một bên giống như cây cung. Trong tư thế này, không những cơ thể dễ dàng buông lỏng, mà các mạch lạc trong cơ thể cũng dễ dàng bảo trì trạng thái liên thông.
Trong số đó, đi bộ như gió còn lại một dấu hiệu của người có sức khỏe tốt.
Theo Sohu, nếu một người có thể đi bộ với tốc độ hơn 0,9 mét/giây, thì người đó có khả năng kéo dài tuổi thọ lâu hơn. Vì tốc độ này có thể cho thấy rằng cơ thể người đó đang ở trạng thái khỏe mạnh, đặc biệt là hệ xương, tim phổi.
Thông thường, đối với một số người cao tuổi, các cơ xương khớp, hay chức năng tim phổi của cơ thể sẽ dần dần yếu đi do bị lão hóa theo tuổi tác. Khi đi bộ, tốc độ sẽ chậm lại cho phù hợp. Những người vẫn có thể đi bộ nhanh chứng tỏ tốc độ lão hóa của họ chậm hơn.
2. Thở đều khi đi bộ
Nếu một người đi với tốc độ đều và nhanh, không thở dốc nghĩa là chức năng tim phổi tốt, đương nhiên tuổi thọ sẽ dài hơn.
Nếu bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và hơi thở dồn dập sau khi đi bộ một đoạn ngắn, thậm chí còn kiệt sức, thì bạn nên cảnh giác với nguy cơ suy giảm chức năng tim phổi.
3. Thường sải bước dài
Những người khỏe mạnh thường sải bước dài khi họ đi bộ, chỉ một bộ phận nhỏ trong đó mới đi từng bước nhỏ vì thói quen cá nhân.
Trong trường hợp đi lại không vững, bước chân khó khăn, dễ té ngã, bạn nên cảnh giác với sức khỏe của não bộ hoặc mạch máu chi dưới, xương và các bộ phận khác. Chức năng não suy giảm có thể gây rối loạn vận động; mạch máu chi dưới xuất hiện các vấn đề dễ gây tê chân và đau chân; các vấn đề về xương cũng có thể khiến người bệnh đi lại khó khăn.
4. Không bị tê nhức chân khi đi lại
Khi cơ thể con người ở trạng thái khỏe mạnh, việc đi lại nhìn chung sẽ không gây ra triệu chứng tê chân, đau nhức. Ngược lại. nếu chi dưới mắc bệnh mạch máu, hoặc bị chấn thương, có vấn đề… sẽ gây ra tình trạng tê nhức chân.
Các triệu chứng tê và đau có thể trầm trọng hơn nếu đi bộ thời gian dài. Đặc biệt, nếu bạn bị chuột rút bắp chân hoặc đau cách hồi khi đi bộ (cảm giác đau, mỏi hay yếu xuất hiện lúc hoạt động và biến mất một thời gian ngắn sau khi nghỉ ngơi), bạn cũng nên cảnh giác với các vấn đề có thể xảy ra.
Làm thế nào để giúp bản thân sống lâu, sống khỏe hơn?
1. Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt
Thói quen sinh hoạt tốt mới có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy mỗi người nên duy trì thái độ sống lạc quan, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, mỗi tối đi ngủ đúng giờ, sáng dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý, chú ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi… Đây là những điều cơ bản để nâng cao thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch.
2. Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với con người. Sở hữu một thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp cơ thể chúng ta tiếp nhận đầy đủ chất dinh dưỡng, giảm thiểu tổn thương cho dạ dày, sở hữu đủ năng lượng để duy trì tốt hơn chức năng của cơ thể, đồng thời giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Nếu bạn thường xuyên kén ăn, bỏ bữa, ăn quá no, ăn đồ cay nóng, lạnh… sức khỏe hệ tiêu hóa sẽ bị tổn hại, khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn. Như vậy, cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng khiến khả năng miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh và suy giảm tuổi thọ.
3. Giữ thái độ lạc quan trong cuộc sống
Chúng ta nên chú ý cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, hàng ngày bớt thức khuya, vận động nhiều hơn. Khi bị bệnh, mọi người nên đến bệnh viện điều trị định kỳ kịp thời, đừng mua và sử dụng thuốc một cách bừa bãi. Cố gắng phòng và chữa bệnh ngay khi còn nhẹ, không để bệnh phát triển thành nghiêm trọng, gây thêm tổn thương cho cơ thể. Chỉ cần tâm sinh lý khỏe mạnh, trường thọ tự nhiên không khó.
*Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sohu