Một phi công chiến đấu của Nga đã phóng ra khỏi máy bay của mình, sau đó rút điện thoại ra để chụp ảnh tự sướng và quay video. Trong đoạn clip, anh ta lẩm bẩm điều gì đó như ” Chúng tôi đã bị tấn công và không có thời gian phản ứng “. Đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cách đây vài ngày, địa điểm rơi máy bay vẫn chưa được xác định.
Các nhà phân tích suy đoán vụ việc xảy ra trên lãnh thổ Nga, nhưng vẫn thiếu bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên đoạn video ghi lại thái độ bình tĩnh của phi công khi anh ta thực hiện hành động thoát khỏi chiếc máy bay đang rơi. Các chuyên gia cho rằng, chiếc máy bay bị bắn hạ trong video có thể là một chiếc Su-27 hoặc một chiếc Su-35, bởi mũi máy bay không có hình dáng giống mỏ vịt như Su-34.
Hành động của phi công Nga
Chất lượng video kém khiến việc phân biệt chi tiết trở nên khó khăn, mặc dù một số người quan sát khẳng định nhìn thấy ngọn lửa bốc ra từ động cơ máy bay. Việc phi công sử dụng cụm từ “chúng tôi đã bị tấn công” ám chỉ nhiều thành viên phi hành đoàn. Tuy nhiên, video không cho thấy chiếc dù thứ hai. Vẫn chưa xác nhận được liệu có phi công phụ hay không. Điều cần lưu ý là cả Su-27 và Su-35 đều có phiên bản hai phi công.
Đoạn video sau đó chuyển sang góc nhìn của phi công, khi anh ta hạ xuống với chiếc dù màu cam đan xen màu trắng. Có thể nhìn thấy bộ dụng cụ sinh tồn di động của anh ta bên dưới, cùng với một chiếc bè cứu sinh để chuẩn bị cho tình huống hạ cánh trên mặt nước. Khi đang hạ xuống giữa chừng, khi đã ở độ cao thấp hơn, phi công tháo mặt nạ dưỡng khí, nâng tấm che mặt và quay mặt về phía máy ảnh.
Su-35 thường được biết đến là máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, tuy nhiên biến thể Su-35UB lại có cấu hình hai chỗ ngồi. Được phát triển bởi Sukhoi, Su-35UB là máy bay chiến đấu đa chức năng có thể chở cả phi công và sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí hoặc huấn luyện viên. Thiết lập hai chỗ ngồi này tăng cường khả năng chiến đấu và cũng phục vụ cho mục đích huấn luyện.
Phản ứng của cộng đồng mạng
Về góc độ hoạt động quân sự, cấp trên của phi công này có lẽ không vui khi đoạn clip được đưa lên internet. Đoạn video còn cho thấy cảnh khi đang rơi trên không, phi công này vẫn dành thời gian để lau chùi cho chiếc camera của mình. Một số tài khoản mạng của Nga nhận xét rằng, ” Đáng ra, anh ta nên chăm sóc kỹ lưỡng chiếc máy bay của mình, mọt tài sản giá trị được chính những công dân như chúng tôi phải bỏ tiền thuế của mình để có được “.
Theo quan điểm của phía Ukraine, những suy đoán về việc ai đã bắn hạ Su-35 nhanh chóng xuất hiện. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người dùng mạng của Ukraine cho rằng đó chính là F-16, mặc dù không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy Ukraine đã triển khai chiếc máy bay trong chiến đấu.
Cho đến nay, Ukraine đã đưa ra một số tuyên bố về việc bắn hạ máy bay ném bom của Nga bằng hệ thống phòng không của họ. Một số tổn thất thậm chí đã được xác nhận thông qua bằng chứng chụp ảnh từ chiến trường. Có những vụ việc bị bắn nhầm bởi quân mình hay còn được gọi là hỏa lực thân thiện, cũng đã được báo cáo. Do đó, hỏa lực thân thiện vẫn là một lời giải thích hợp lý trong kịch bản này.
Video được đăng vào đầu tháng 8, nhưng thời điểm chính xác của vụ việc vẫn chưa rõ ràng. Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, một trong những cuộc tấn công nghiêm trọng nhất vào cơ sở hạ tầng của Nga đã xảy ra tại kho dầu Kursk. Ukraine tuyên bố đã phá hủy thành công cả ba nhà chứa dầu, tuyên bố sau đó được Nga xác nhận, đồng thời cho biết thêm rằng hơn 80 lính cứu hỏa đã được điều động đến hiện trường.
Hậu quả của hành động trên
Hành động trên có thể khiến phi công người Nga này phải đối mặt với những hình phạt, vì những hành động như vậy bị nghiêm cấm trong quân đội Nga. Quân đội Nga có các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân, bao gồm cả điện thoại thông minh, trong các hoạt động chiến đấu. Các quy tắc này chủ yếu nhằm mục đích duy trì an ninh hoạt động và ngăn chặn rò rỉ thông tin nhạy cảm.
Vào năm 2019, Bộ Quốc phòng Nga đã ban hành luật cấm binh lính sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị khác có thể kết nối Internet trong khi làm nhiệm vụ. Luật này được ban hành để ứng phó với một số vụ việc thông tin nhạy cảm vô tình bị rò rỉ qua các bài đăng trên mạng xã hội.
Hình phạt cho hành vi vi phạm các quy định này có thể rất nghiêm khắc. Những người lính bị bắt gặp chụp ảnh tự sướng hoặc sử dụng điện thoại trong khi chiến đấu có thể phải đối mặt với hành động kỷ luật từ phạt tiền đến phạt tù. Bản chất chính xác của hình phạt thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và tác động tiềm tàng đến các hoạt động quân sự.
Theo báo cáo của BBC trong năm 2018, một người lính Nga đã bị kết án hai năm tù giam vì chia sẻ ảnh tự sướng tiết lộ vị trí đơn vị của mình. Sự cố này nhấn mạnh những hậu quả nghiêm trọng của việc vi phạm chính sách của quân đội về thiết bị điện tử.
Quan điểm của quân đội Nga về vấn đề này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn, nhằm cải thiện an ninh mạng và chống lại các hoạt động gián điệp. Bằng cách hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân, quân đội đặt mục tiêu giảm thiểu nguy cơ kẻ thù có thể tiếp cận các thông tin quan trọng.
Nguồn tin: https://genk.vn/phi-cong-nga-van-chup-anh-tu-suong-khi-may-bay-bi-ban-roi-20240823081846562.chn