Người dân tại một ngôi làng thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc trong khoảng năm 2019 đến 2020 đã phát hiện ra một cái hang ở địa phương. Họ cho rằng cái hang này là nơi trú ngụ của những linh hồn tà ác bởi những tiếng động kỳ lạ thường phát ra từ bên trong. Trưởng làng đã liên hệ với các nhà khảo cổ của tỉnh để báo cáo tình hình.
Sau đó, một nhóm chuyên gia khảo cổ đã tới ngôi làng để kiểm tra cái hang này. Nào ngờ, vừa vào tới trong hang, một chuyên gia liền hét lên: “Lập tức phong tỏa hang!”. Hóa ra, bên trong hang có rất nhiều món cổ vật. Sau khi khai quật, họ đã xác định những di tích văn hóa quý hiếm này có niên đại từ thời nhà Minh và nhà Thanh. Những món cổ vật được tìm thấy gồm có số lượng lớn ngọc bích nhiều hình dáng, hơn 300 mảnh đồ sứ và đồ sắt, nhạc cụ, thẻ tre… Tuy nhiên, tới nay, họ vẫn chưa xác định được những món đồ cổ này thuộc sở hữu của ai.
Không chỉ có các di vật văn hóa, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều dấu tích của các bãi phế quặng ở trong hang. Sau khi phân tích xác định niên đại của những dấu tích cũng như lọc lại ghi chép còn sót được tìm thấy trong hang, họ nhận thấy những dấu tích này có liên quan tới Tần Thủy Hoàng. Cụ thể, Tần Thủy Hoàng đã sử dụng hang động này làm nơi khai thác chu sa để sản xuất thủy ngân.
Theo các ghi chép lịch sử liên quan, để giúp Tần Thủy Hoảng sản xuất thủy ngân, Ba Thanh, một quả phụ nổi danh thời nhà Tần đã cử rất nhiều quân lính đi tìm các mỏ chu sa. Theo một số ghi chép, chu sa thời đó không chỉ được dùng để luyện thủy ngân mà còn được dùng để chế thuốc “trường sinh” – là tiên dược mà vua Tần ráo riết tìm kiếm. Ba Thanh không chỉ sở hữu nhiều mỏ chu sa mà cả nước Tần chỉ mình bà quả phụ này đủ khả năng kiếm được cho Tần Thủy Hoàng 100 tấn thủy ngân.
Trong quá trình tìm kiếm, thuộc hạ của Ba Thanh đã tìm thấy mỏ chu sa ở khu vực huyện Lâm Đồng này nên họ đã khai thác tại đây. Nhờ có công của Ba Thanh, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã tìm đủ 100 tấn thủy ngân để mô phỏng núi song trong lăng mộ của chính mình.
Thủy ngân không dễ bay hơi hoặc oxy hóa, không phản ứng hóa học với các thành phần của không khí, do đó, 100 tấn thủy ngân đã được Tần Thủy Hoàng giữ trong lăng mộ cho tới tận ngày nay. Và cũng do thủy ngân trong lăng mộ quá nhiều, mãi tới hơn 2.000 năm sau, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn là một ẩn số khiến các nhà khoa học đau đầu vì không thể tiếp cận được nó.
Còn hang động ở huyện Lâm Đồng, Thiểm Tây này sau khi khai thác hết chu sa, nó đã không còn giá trị sử dụng nên bị bỏ hoang. Sau này, tới thời nhà Minh và nhà Thanh, hang động này đã được tận dụng để làm nơi cất giấu đồ quý giá của thế hệ trước.
Nguồn tin: https://genk.vn/dan-lang-tim-thay-hang-dong-phat-ra-tieng-dong-ky-la-chuyen-gia-vao-lien-het-lap-tuc-phong-toa-2024012711055449.chn