Giấm táo hoặc táo
Táo là một loại quả rất giàu axit malic, một loại axit có khả năng trung hòa axit uric trong cơ thể. Ăn táo thường xuyên có thể giúp ổn định nồng độ axit trong máu, kích thích tăng đào thải ở những người bị tăng axit uric.
Táo có thể ăn nguyên quả, ép nước uống hoặc làm giấm táo. Một vài thực nghiệm cho thấy uống 3 thìa cà phê giấm táo mỗi ngày giúp làm giảm nồng độ axit uric.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có khả năng đưa nồng độ axit uric trong cơ thể trở về mức bình thường. Thực phẩm này còn có tác dụng chống viêm và giảm tình trạng sưng đau rất tốt. Có thể sử dụng dầu ô liu bằng cách nấu chung với thức ăn như xào với rau xanh, xà lách…
Các loại hạt
Nhóm hạt chứa ít purine như hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân, macca có chứa khoảng 40mg purine. Việc bổ sung các loại hạt này thường xuyên sẽ giúp ổn định mức axit uric trong cơ thể.
Một số thực phẩm khác có chứa ít purine như bơ đậu phộng, trái cây, rau quả, cà phê, sữa ít béo, khoai tây, bánh mì, gạo nguyên hạt…
Các loại thịt trắng
Thịt cá sông (cá lóc, cá rô đồng, cá diêu hồng…) hay thịt ức gà chứa hàm lượng chất đạm cao nhưng lại có rất ít purine, rất tốt cho người bị bệnh gút do có khả năng chống lại quá trình kết tủa của axit uric trong cơ thể.
Quả anh đào
Anh đào đóng vai trò quan trọng trong việc giảm hàm lượng axit uric. Bioflavonoids, proanthocyanidine và anthocyanine có trong quả anh đào giúp ngăn ngừa tích tụ axit uric trong khớp.
Rau quả ít chất purine
Các loại rau có lượng purine thấp như súp lơ xanh, dưa chuột, cà chua sẽ giúp giảm bớt lượng axit uric. Các loại rau như khoai tây hoặc ngô cũng có hiệu quả trong việc làm giảm hàm lượng axit uric.
Đậu gà
Tăng cường hấp thu folat có thể giúp giảm lượng axit uric. Đậu gà là nguồn folat tốt và vì vậy chúng cũng được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất giúp đưa mức axit uric trở lại bình thường.