Ở Ấn Độ, nước này đang chủ động nỗ lực giảm hai yếu tố chính – dấu chân carbon và phát thải khí nhà kính, góp phần đáng kể vào quá trình cải thiện khí hậu. Song song với cam kết của mình, Ấn Độ cùng với các quốc gia khác tại hội nghị COP26 năm ngoái đã cam kết đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2070.
Tại Ấn Độ, quốc gia này đang chứng kiến sự phát triển chưa từng có của xe điện (EV) như một giải pháp tức thời để đạt được mục tiêu không phát thải, từ đó tạo bàn đạp để phát triển bền vững.
Tín chỉ carbon là một trong những yếu tố được quốc gia châu Á này áp dụng. Một tín chỉ carbon tương đương với việc giảm một tấn carbon dioxide từ không gian sinh thái. Xe điện qua đó đã nổi lên như những phương tiện thay đổi thói quen của người dân, tạo ra tín chỉ carbon khi thay thế các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Từ đó, Ấn Độ tiếp tục phát triển các giải pháp về phương tiện chạy bằng điện, tìm nguồn năng lượng từ các dự án năng lượng tái tạo.
Trong bối cảnh xe điện, ngành công nghiệp di động sử dụng hai phương pháp khác nhau để tạo ra tín chỉ carbon, Cơ chế phát triển sạch (CDM) được sử dụng để vận hành hoặc sạc các phương tiện chạy điện và xe hybrid trong lĩnh vực giao thông. Mặt khác, Tiêu chuẩn carbon tự nguyện (VCS) được sử dụng cho các dự án trạm sạc và cơ sở hạ tầng tương ứng.
Cơ sở hạ tầng sạc bên cạnh đó có thể cung cấp tín chỉ carbon bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho xe điện.
Hơn nữa, các nhà cung cấp xe điện và nhà phát triển cơ sở hạ tầng có thể tận dụng cơ hội này để tạo thêm doanh thu từ tín chỉ carbon, đạt được lợi tức đầu tư cao hơn. Thông qua đó, cơ hội mời gọi đầu tư trong thời đại xe điện bùng nổ như hiện nay dần khả quan. Mạng lưới kết nối giữa cơ sở hạ tầng có thu phí, tín chỉ carbon được cho sẽ còn được đẩy mạnh trong những năm tới.
Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện rất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng xe điện vào thực tiễn. Sáng kiến “Go Electric” được cho đã thành công trong việc truyền đạt nhận thức về lợi ích của xe điện, cũng như thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng sạc xe điện, tạo ra tín chỉ carbon để thúc đẩy áp dụng xe chạy bằng năng lượng mới. Các chiến dịch khác như “Shoonya” đã góp phần khuyến khích việc áp dụng xe điện không phát thải cho hoạt động vận tải hàng hóa.
Hiện quốc gia Nam Á đang tiếp tục đẩy mạnh điện khí hóa phương tiện cũng như tín chỉ carbon.
Bằng cách sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, quốc gia này có thể tạo ra một hệ thống tự động, trong đó lượng phát thải khí nhà kính của mỗi chủ phương tiện có thể được theo dõi thông qua một nền tảng toàn diện thống nhất. Hơn nữa, bằng cách mang đến cho khách hàng những ưu đãi lớn hơn để có điểm tín chỉ carbon tích cực, nước này có thể nâng cao tỉ lệ sử dụng xe điện trong người dân.
Nguồn tin: https://laodong.vn/xe/cach-thuc-dua-tin-chi-carbon-cho-xe-dien-hoat-dong-ben-vung-1326362.ldo