Friday, 9 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Thể Thao > Tranh cãi trọng tài dây điện tử trên sân đất nện
Thể Thao

Tranh cãi trọng tài dây điện tử trên sân đất nện

Last updated: 09/05/2025 8:33 am
Cafe Bệt
Share
SHARE

Khác biệt về hình ảnh do công nghệ tái hiện so với vết bóng thực tế gây nhiều quan ngại khi áp dụng trọng tài điện tử trên sân đất nện.

Eala thi đấu ở Miami Mở rộng ngày trên sân Hard Rock, Mỹ ngày 26/3/2025. Ảnh: Reuters

Eala thi đấu ở Miami Mở rộng ngày trên sân Hard Rock, Mỹ ngày 26/3/2025. Ảnh: Reuters

“Như thế mà họ không thấy vô lý à?”, Alex Eala hỏi sau trận thua Iga Swiatek tại Madrid Mở rộng cuối tháng Tư. Eala, sao mai 19 tuổi người Philippines đang “phất”, không phàn nàn về thất bại ba set. Cô bất phục bởi tình huống Swiatek giao bóng ra ngoài dựa trên vết bóng, nhưng hệ thống trọng tài dây điện tử (ELC) lại xác định bóng trong sân.

“Còn gì chắc chắn và cụ thể hơn một vết bóng?! Ý tôi muốn nói vết bóng là bằng chứng thép rồi”, Eala giải thích. Sau đó một ngày, Arthur Fils trải nghiệm điều tương tự trong trận gặp Francisco Comesana. Fils, tay vợt số một của Pháp, chỉ ra một pha giao bóng của đối thủ đi ra ngoài “cỡ hai, ba centimet”, nhưng công nghệ lại đưa ra hình ảnh ngược lại. Với Fils, anh cảm thấy như bị cướp đi điểm số.

Sự việc của Fils hay Eala giống như gió độc gây nên cơn bão của bức xúc và nghi ngại, với cấp độ “nguy hiểm” ngày càng gia tăng. Thực trạng lúc này chẳng khác gì bảo các tay vợt không được tin vào mắt mình. Không quá khi nói rằng, người chơi đang dần mất niềm tin vào công nghệ ELC, dẫn đến những hành động hiếm thấy trên sân.

Tại Madrid, hạt giống số một Alexander Zverev dùng điện thoại cá nhân để chụp ảnh vết bóng, mà anh dám chắc đã đi ra ngoài, sau cú đánh mang về điểm số cho Alejandro Davidovich Fokina. Một tuần trước đó tại Stuttgart, tay vợt nữ số một thế giới Aryna Sabalenka làm điều tương tự, chỉ khác là Sabalenka cho rằng bóng trong sân, thay vì ra ngoài như quyết định của các trọng tài. Ở sự kiện tại Đức, ELC chưa được triển khai. Điểm chung của Zverev và Sabalenka là cả hai đều phải nhận lỗi cảnh cáo vì hành vi phản tinh thần thể thao.

Zverev lấy điện thoại chụp vết bóng ở sân Trung tâm Madrid Mở rộng, khiến anh bị trọng tài cảnh cáo hôm 27/4. Ảnh: Reuters

Zverev lấy điện thoại chụp vết bóng ở sân Trung tâm Madrid Mở rộng, khiến anh bị trọng tài cảnh cáo hôm 27/4. Ảnh: Reuters

“Có lỗi trong hệ thống”, Zverev khẳng định ở buổi họp báo sau trận. “Tôi sẽ đề cập chuyện này lên giám sát, lên ATP, vì như tôi đã nói, vấn đề này không bình thường chút nào. Với những lỗi thế này, tôi sẵn sàng bỏ qua nếu ranh giới là một hoặc hai milimet. Nhưng nếu là bốn hay năm centimet, mà vẫn sai, thì thực sự quá bất thường”.

Ở mùa giải 2025, công nghệ “mắt diều hâu” được sử dụng ở ba trong bốn giải Grand Slam, tất cả các giải thuộc ATP Tour và những sự kiện kết hợp giữa ATP cùng WTA, gồm Madrid Mở rộng. Cách đây bốn năm, Australia Mở rộng đã thay thế trọng tài dây truyền thông bằng hệ thống điện tử. Mỹ Mở rộng làm điều này năm 2022, còn Wimbledon sẽ đưa vào triển khai từ năm nay. Chỉ riêng Roland Garros giữ nguyên trọng tài dây, tiếp tục xem vết bóng in lên mặt sân đất nện để xác định tình huống bóng ngoài hay chưa.

Thực tế bóng tennis để lại dấu trên mọi bề mặt, song chúng rất khó quan sát bằng mắt thường trên sân cứng và sân cỏ, dù đôi khi người xem có thể thấy bụi phấn bay lên ở sân cỏ nếu bóng rơi gần hoặc vào vạch. Trong khi trên sân đất nện, vết bóng để lại rõ ràng đôi lúc gây ra tranh cãi vì sự thiếu nhất quán về hình ảnh với hệ thống ELC.

ELC hay bất cứ công nghệ điện tử nào đều có chỉ số dung sai nhất định, với biên độ là vài milimet. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sai số ở sân đất nện lớn hơn nhiều. Nguyên nhân do sự thay đổi về tính chất của mặt sân, điều này khác biệt hoàn toàn so với sân cứng và cỏ.

Sân đất nện là nơi thường xảy ra những tranh cãi về vết bóng giữa các tay vợt với trọng tài. Ảnh: ESPN

Sân đất nện là nơi thường xảy ra những tranh cãi về vết bóng giữa các tay vợt với trọng tài. Ảnh: ESPN

Với sân đất nện, bề mặt chịu ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện thời tiết và độ kết dính tự nhiên giữa các lớp cấu tạo, dẫn đến tình trạng biến thiên về độ ẩm, khô cùng lượng bột gạch đỏ. Nói cách khác, cùng một mặt sân nhưng tình trạng lại khác nhau ở các vị trí cụ thể ngay trong trận đấu. Những yếu tố trên tác động lớn tới quỹ đạo bóng, gây khó khăn cho việc khẳng định bóng ngoài hay chưa bằng mắt thường. ATP đã làm một video giải thích tại sao xảy ra sự trớ trêu này.

Khi đó, vết bóng được coi là ảo ảnh do khác thực tế. Chính bản chất này của sân đất nện khiến hình ảnh bóng nén xuống mặt sân nhìn bằng mắt thường có thể đưa ra dấu hằn khác hẳn hình dạng cũng như kích thước mà công nghệ vẽ lại. Ngay cả những hệ thống tự quảng cáo đạt độ chính xác 100%, như Foxtenn – đơn vị dùng camera hiển thị độ nảy của bóng, mức độ tin cậy cũng giảm xuống nếu được áp dụng trên sân đất nện.

Điều này được thể hiện trong tình huống cựu tay vợt nữ số một thế giới, Victoria Azarenka, bị trọng tài dây điện tử hô bóng ngoài khi thực hiện cú giao ở trận đánh đôi với cặp Demi Schuurs/Asia Muhammad. Rốt cục, đối thủ tự xác nhận bóng tốt và đồng ý để Azarenka thực hiện lại cú giao bóng một.

Hành động này được hoan nghênh, nhưng tạo tiền lệ xấu với hậu quả khôn lường. Nếu ELC được dùng để xác minh bóng trong hay ngoài, vết bóng không nên được nhìn nhận như một phương án thêm nhằm kiểm tra lại độ chính xác. Giá trị của dấu bóng cần loại bỏ hoàn toàn khi ELC tồn tại. Đối với tay vợt, điều này đòi hỏi họ phải thay đổi toàn diện suy nghĩ vốn đã “ăn sâu bám rễ”. Không chỉ là việc bỏ qua bằng chứng hiển hiện trước mắt, người chơi giờ còn phải gạch đi một điều cơ bản đã định hình trong nhận thức của họ về quần vợt.

Và ở một môn thể thao đặt tiêu chuẩn cùng thách thức cực kỳ khốc liệt về tinh thần, các tay vợt khó tránh khỏi những lúc cáu gắt, bối rối khi họ phải tuân theo công nghệ, không được khiếu nại, phàn nàn. Như vậy chẳng khác nào bảo Novak Djokovic cùng đồng nghiệp không được tin vào đôi mắt của chính họ.

Djokovic tranh cãi với trọng tài về vết bóng ở Rome Masters 2023, trên sân Trung tâm ở tổ hợp Foro Italico. Ảnh: Reuters

Djokovic tranh cãi với trọng tài về vết bóng ở Rome Masters 2023, trên sân Trung tâm ở tổ hợp Foro Italico. Ảnh: Reuters

Không tồn tại sự chính xác tuyệt đối, song một hệ thống được tạo ra và thiết kế chỉ để theo dõi một vật thể tròn, vàng bay với vận tốc hơn 160 km/h, có lẽ vẫn đáng tin tưởng, xét về logic, khi so với việc quan sát bằng mắt thường. Trước đây, chính các tay vợt cũng chỉ trích trọng tài rất nhiều vì phán quyết dựa trên vết bóng, thậm chí có thể nhầm cả dấu bóng.

“Dù công nghệ lỗi hay không, tôi vẫn thích hệ thống Hawk-Eye hơn là để trọng tài quyết định”, Sabalenka nói với sự ủng hộ cho ELC bởi công nghệ này loại bỏ yếu tố cảm xúc của con người. “Họ đôi khi không dám hoặc quá ngại xuống sân và thừa nhận mình đã sai”.

Madison Keys, Alex de Minaur hay Elina Svitolina thừa nhận đôi lúc thất vọng với ELC, nhưng nhìn chung công nghệ vẫn ổn nếu nhìn lại những lần đôi co với trọng tài trong việc kiểm tra dấu bóng trên sân. Tay vợt số bốn thế giới Taylor Fritz thì cho rằng sự thích nghi và mức độ hài lòng về công nghệ của mỗi tay vợt là khác nhau, phụ thuộc vào sở trường cùng khả năng từng người.

“Với tôi – một người không phải chuyên gia đất nện, việc dừng điểm giữa chừng rồi nhìn vết bóng, cố gắng xem dấu hằn ở trong hay ngoài, thực sự là việc rất khó khăn khi so với những tay vợt hay chơi trên sân này”, Fritz giải thích. “Vì vậy, tôi thích cách cứ tiếp tục chơi cho đến khi nghe thấy tiếng hô. Nếu không có âm thành nào, chúng ta biết rằng điểm số vẫn diễn ra hợp lệ. Không có ‘điểm mù’. Kể cả tính chính xác chưa chắc hoàn toàn chuẩn, tôi chẳng quan tâm. Ít nhất công nghệ này giúp mọi thứ diễn ra nhất quán”.

Swiatek, người đánh bại Eala tại Madrid, lại đơn giản hoá vấn đề: “Bạn muốn có trọng tài, nhưng vẫn phải ra sân với tâm trạng lăn tăn về trọng tài dây điện tử? Tôi chẳng có thời gian nghĩ theo hướng đó. Cứ chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra thôi!”.

Vy Anh


Nguồn tin: https://vnexpress.net/tranh-cai-trong-tai-day-dien-tu-tren-san-dat-nen-4883245.html

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Ra mắt liên minh đại học thúc đẩy nguồn nhân lực chuyển đổi số, hiện thực hóa Nghị quyết 57

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

‘A Minecraft Movie’ hai tuần dẫn đầu doanh thu phòng vé

"A Minecraft Movie" - chuyển thể trò chơi sinh tồn kinh điển - vượt "Captain…

By Cafe Bệt

Váy áo cảm hứng 'ánh sáng miền nhiệt đới'

NTK Đỗ Long ra bộ sưu tập hè phong cách bay bổng, họa tiết sắc…

By Cafe Bệt

Alcaraz thay đổi tư duy cho mùa đất nện

Sau khi đăng quang ở Monte Carlo Masters, Carlos Alcaraz tiết lộ anh học được…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Thể Thao

Bản năng giúp Mount ghi tuyệt phẩm cho Man Utd

By Cafe Bệt
Thể Thao

Anh làm nên lịch sử Champions League

By Cafe Bệt
Thể Thao

Man Utd vào chung kết Europa League

By Cafe Bệt
Thể Thao

Tottenham cách danh hiệu một trận thắng

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?