Cũng theo chuyên gia, vitamin A còn bảo vệ màng tế bào trước tình trạng thiếu oxy và các tổn thương ở gốc tự do, chống lại các bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Do đó, người dân cần biết một số vấn đề lên quan đến vitamin A như sau:
Dấu hiệu thiếu vitamin A
Có thể nhận biết sớm dấu hiệu bệnh lý về mắt do thiếu vitamin A gồm:
– Sợ ánh sáng mạnh.
– Có cảm giác khô và rát ở mắt.
– Đỏ mắt.
– Đau mắt.
– Nhìn mờ tạm thời hoặc mờ vĩnh viễn.
– Quáng gà (giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng).
– Tuyến lệ bị kích thích, dễ tiết nước mắt.
– Đau hốc mắt.
Nguyên nhân thiếu vitamin A
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin A, chủ yếu thuộc 2 nhóm sau:
Nhóm 1: Do không cung cấp đủ vitamin A
Việc cung cấp không đủ vitamin A thường do chế độ ăn kém lành mạnh đó là:
– Ăn ít rau quả, thực phẩm giàu vitamin A.
– Ăn nhiều bột gạo và thực phẩm có vitamin A nhưng không có dầu mỡ, dẫn đến vitamin A không được hòa tan.
– Trẻ được nuôi nhân tạo bằng sữa bò tách bơ.
Nhóm 2: Do cơ thể hấp thu kém
Đôi khi chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ hoặc thừa lượng vitamin A song cơ thể vẫn bị thiếu hụt, đó là do các vấn đề liên quan đến hấp thu như:
– Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
– Trẻ bị tiêu chảy kéo dài.
– Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn.
– Trẻ mắc bệnh gan mật.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin A là rất quan trọng để lựa chọn biện pháp điều trị, khắc phục hiệu quả. Tình trạng thiếu hụt vitamin A có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên trẻ nhỏ là thường gặp hơn bởi nhu cầu với dưỡng chất này cao hơn.
Nguy cơ mắc bệnh gì khi cơ thể thiếu vitamin A?
Thiếu vitamin A có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như quáng gà, khô mắt… Nếu tình trạng khô mắt không được điều trị sớm thì có thể gây viêm kết giác mạc, viêm kết mạc, biến chứng sẹo giác mạc và có thể gây mờ mắt, mù mắt.
Liều lượng vitamin A như thế nào là hợp lý?
Tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn mà số lượng vitamin A cần thiết để nạp vào cơ thể là khác nhau
Đối với người lớn
Nam giới: 900 mcg/ngày.
Nữ giới: 700 mcg/ngày.
Phụ nữ mang thai: 770 mcg/ngày.
Phụ nữ đang cho con bú: 1.300 mcg/ ngày.
Đối với trẻ em
Trẻ sơ sinh 6 tháng: 400 mcg/ngày.
Trẻ từ 7 đến 12 tháng: 500 mcg/ngày.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 300 mcg/ngày.
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 400 mcg/ngày.
Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 600 mcg/ngày.
Trẻ từ 14-18 tuổi: 900 mcg/ngày.
Vitamin A nên uống vào thời gian nào?
Bạn nên uống vitamin A vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để vitamin A hấp thụ nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Lưu ý về đối tượng uống vitamin A
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Trẻ sẽ không được uống vitamin A vào thời điểm này vì sau sinh mẹ đã uống nên sẽ được bổ sung qua đường sữa mẹ.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ, cần tránh sử dụng vitamin A liều cao. Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây quái thai, dị tật thai.
Người bị bệnh gan: Không nên bổ sung vitamin A, vitamin A dự trữ ở gan do đó nó có thể làm nghiêm trọng hơn các bệnh về gan.