Tuy nhiên, với những đặc thù về văn hoá, truyền thống của người Á Đông, nguồn tạng từ người chết não vẫn đang còn nhiều hạn chế, việc thay đổi nhận thức về vấn đề này trong cộng đồng là việc chúng ta phải làm tích cực, tích cực hơn nữa.
Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện E vừa được thành lập, nhân kỉ niệm kỉ niệm 69 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27.2.
TS.BS Nguyễn Công Hựu – Giám đốc Bệnh viện E – cho biết, ghép mô, tạng là phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh bị hỏng mô, tạng không hồi phục.
Với thế mạnh là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I, với nội lực hơn 1.000 giường, có 63 khoa, phòng và trung tâm, với trên 1.300 cán bộ viên chức, người lao động; Hệ thống trang bị máy móc trang thiết bị hiện đại và thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị;
Là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe như trường ĐH Y HN, Đại học Y Dược – ĐH QGHN, ĐH Dược HN, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam…, Bệnh viện E khẳng định triển khai và làm chủ được kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Theo PGS.TS Đồng Văn Hệ – Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện E được thành lập với 56 hội viên trong đó Ban Chấp hành Chi hội có 16 thành viên, chủ yếu là cán bộ y tế chắc chắn là cánh tay nối dài nhằm lan tỏa và tìm kiếm được nguồn mô, bộ phận cơ thể người ngay tại Bệnh viện E.
Những thành viên này cần được đào tạo bài bản và có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người bệnh về mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhân văn này.
GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ thêm, mở đầu năm mới 2024 là dấu ấn thành công của các ca ghép mô, bộ phận cơ thể người được triển khai đồng loạt ở các bệnh viện từ người cho chết não. Đây không chỉ là thành công của một bệnh viện mà là của toàn ngành y tế Việt Nam.
Phương pháp ghép mô, tạng đang ngày càng nhận được sự quan tâm từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành… Trong khi nhu cầu ghép tạng là rất lớn nhưng nguồn tạng lại hiếm, vì vậy vai trò của Hội Vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam và Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người là rất quan trọng. Thông qua việc thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện E sẽ để tăng thêm nguồn sức mạnh cho công tác vận động hiến tạng và giúp lan tỏa tới người bệnh và người thân người bệnh ý nghĩa nhân văn này.
Chi tiết về việc thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người được PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, đặc biệt chú trọng. Bà hy vọng rằng việc này sẽ giúp Bệnh viện E có nguồn tạng đủ để triển khai ghép tim, gan, phổi và nhiều bộ phận khác trong tương lai.
Mỗi ngày, có khoảng 2.000-3.000 người bệnh đến khám và điều trị, cơ hội tiếp cận vận động hiến mô rất lớn. Bà kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức để hiệu quả hóa công tác này.
Sự kiện còn đánh dấu việc gần 10 người đã đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người tại buổi lễ, nhận thẻ ghi nhận đăng ký từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia. Điều này là bước quan trọng để Bệnh viện E có thể tham gia vào bản đồ ghép mô, bộ phận cơ thể người ở cả Việt Nam và thế giới.