Gia cầm, thịt sẫm màu và trứng là nguồn chứa sắt dồi dào. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tiêu thụ thực phẩm này hàng tuần để duy trì sức khỏe tổng thể. Bạn thể chế biến các món thịt gà hoặc thịt bò hầm chín, mềm để thưởng thức dễ dàng hơn.
Các loại động vật có vỏ như cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao,… được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt. Chẳng hạn, trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt; 100g cua biển có tới 3,8mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt… Ngoài ra, các loại hải sản nêu trên chứa nhiều vitamin B12.
Cá hồi là thực phẩm chứa nhiều chất sắt. Trong 100mg cá hồi chứa 0,7mg sắt. Do đó, việc bổ sung cá hồi vào bữa ăn hằng ngày giúp bạn duy trì sức khỏe cho cơ thể.
Trái cây khô có chứa lượng lớn kali giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp hiệu quả. Sắt được tìm thấy rất nhiều trong mơ, mận khô và nho khô có khả năng làm giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt đáng kể.
Ngũ cốc nguyên hạt gồm nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có giá trị như sắt, magiê, vitamin A, vitamin E và các loại vitamin B khác nhau. Do đó, thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng cũng như huyết áp và mức cholesterol.
Các triệu chứng thiếu máu hoặc nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp
Xanh xao
Hết hơi khi tập thể dục
Mệt mỏi cơ bắp
Mức độ hiệu suất thấp
Bệnh về thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, chóng mặt
Phù nề và sưng chân
Tăng nhịp tim
Ngoài ra, những người ăn chay cần tiêu thụ gấp đôi lượng khoáng chất được khuyến nghị hàng ngày. Điều này là do sự hấp thụ của rau ít hơn nhiều so với khi ăn thịt.
Người có nguy cơ thừa sắt
Ăn thực phẩm giàu chất sắt cũng gây ảnh hưởng cho cơ thể, biểu hiện qua bấn đề về dạ dày, táo bón, nôn mửa…
Trong một số trường hợp, thiếu nhiều chất sắt cũng gây ra tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi, rụng tóc, bong móng, suy giảm trí nhớ, trí thông minh, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây suy giảm khả năng sinh sản và gây sẩy thai.