Chúng ta có thể bị thương khi thực hiện động tác chống đẩy nếu thực hiện quá nhiều và quá nhanh. Nếu bạn là người mới tập, nên bắt đầu với các động tác chống đẩy như chống đẩy nghiêng, chống đẩy bằng đầu gối hoặc chống đẩy đứng dựa vào tường…
Những người bị viêm xương khớp thì không nên thực hiện việc chống đẩy. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ chấn thương, đau ở ngực hoặc vai (bất kể trước hay sau khi tập) nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên, nhà trị liệu vật lý hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để được đánh giá, hướng dẫn đúng cách. Trong những trường hợp này, chúng ta nên nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể bằng cách như chườm đá vào chỗ sưng, đau.
Với những người cao tuổi, người mắc các bệnh về đường hô hấp, huyết áp cao thì không nên thực hiện động tác chống đẩy. Bài tập này có thể gây ra một số tình trạng bệnh như huyết áp tăng mạnh, thở không đều, nhịp tim bất thường…
Chúng ta nên kết hợp chống đẩy vào thói quen tập luyện của mình từ 1-3 lần/tuần, mỗi lần thực hiện 3 hiệp, từ 5-10 lần chống đẩy. Nếu bạn không thể thực hiện động tác chống đẩy truyền thống thì có thể bắt đầu với các động tác chống đẩy biến thể.