Căng thẳng và lo âu
Khi cơ thể bị căng thẳng sẽ giải phóng cortisol, được gọi là hormone căng thẳng, có thể khiến cơ bắp căng cứng.
Tập thể dục quá mức
Tham gia vào hoạt động thể chất mạnh hoặc nâng vật nặng không đúng cách có thể khiến cơ bị căng và cứng.
Mất nước
Tình trạng mất nước sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này khiến các cơ dễ bị co thắt hơn dẫn đến hiện tượng chuột rút, căng cơ.
Thiếu vận động
Thời gian không vận động kéo dài, chẳng hạn như ngồi quá lâu mà không nghỉ ngơi, có thể khiến cơ bắp bị căng cứng.
Chấn thương
Tai nạn, thương tích hoặc chấn thương cơ có thể dẫn đến căng thẳng, cứng cơ như một phần của quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể.
Những cách giúp giảm căng cơ
Bài tập: Nếu cơ bắp của bạn bị đau và khó di chuyển, các bài tập kéo giãn có thể giúp giảm căng cơ và cải thiện tính linh hoạt.
Xoa bóp: Massage cơ có thể là một cách hiệu quả để giải phóng căng cơ và thúc đẩy sự thư giãn.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng là yếu tố lớn nhất gây ra tình trạng căng cơ, cứng cơ hoặc đau nhức. Vì vậy, để giảm căng thẳng và áp lực cho cơ thể, hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền hoặc yoga.
Chườm lạnh: Chườm lạnh vào vùng bị căng cơ, cũng có thể giúp giảm viêm và giảm đau. Đảm bảo bọc túi đá trong vải để tránh tổn thương da do tiếp xúc trực tiếp với lạnh.
Giữ đủ nước: Duy trì đủ nước và chế độ ăn uống cân bằng giàu chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe, chức năng của cơ. Uống đủ nước trong ngày để ngăn ngừa mất nước, có thể gây ra chuột rút và căng cơ.