Axit uric cao không nên ăn nhãn
Nhãn là loại trái cây có độ ngọt cao, có chứa nhiều đường. Việc ăn nhiều nhãn có thể dẫn tới lượng đường trong máu tăng đột ngột, lâu dần có thể dẫn đến tăng cân. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng của nhãn khi đi vào cơ thể còn có thể làm cho axit uric trong máu tăng cao, dễ dẫn đến tình trạng sưng đau do gout.
Không chỉ những người có axit uric cao nên hạn chế ăn nhãn mà cả những bệnh nhân tiểu đường, gan nhiễm mỡ, người thừa cân béo phì, người tiền sử huyết áp cao cũng nên hạn chế sử dụng loại quả này. Nếu ăn, người bệnh nên kiểm soát chặt chẽ về mặt số lượng và tần suất để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Quả đào tốt cho người có axit uric cao
Đào là loại trái cây được yêu thích bởi hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Trong đào có chứa nhiều các vitamin A, C, 5 phân loại của carotenoid, khoáng chất và nhiều thành phần chống oxy hóa. Ngoài ra, loại quả này còn chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao nên có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng đào thải axit uric.
Đặc biệt, thành phần phenolic có trong thành phần của đào được ví như loại kháng sinh tự nhiên, chất này khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm biểu hiện viêm, sưng đau nhanh chóng. Vì vậy, với những người có axit uric tăng cao, những bệnh nhân gout có thể bổ sung đào vào thực đơn ăn uống để duy trì trạng thái sức khỏe ổn định.
Axit uric cao nên ăn nhiều dưa hấu
Trong thành phần của dưa hấu có chứa kali có tác dụng tốt cho quá trình điều tiết axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những loại quả lợi tiểu nên việc ăn dưa hấu có thể kích thích quá trình đào thải axit uric qua hệ bài tiết.
Thậm chí, trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn phần thịt trắng của quả dưa hấu còn có thể giúp giảm các biểu hiện sưng đau của bệnh gout. Vì vậy, người có axit uric cao hoặc những bệnh nhân gout có thể ăn dưa hấu từ 3-5 lần/tuần để cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.