Người có axit uric cao nên hạn chế uống nước trái cây không?
Trái cây là một trong những nhóm thực phẩm có chứa lượng đường cao. Trong quá trình tạo ra nước ép trái cây, lượng lớn cellulose bị loại bỏ dưới dạng bã ép. Chưa kể, trong khâu chế biến, nhiều người có thói quen pha thêm đường hoặc các chất phụ gia khác khiến lượng đường trong nước ép cao hơn hẳn so với khi ăn trực tiếp.
Lượng fructose có trong nước ép khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng axit uric và giảm bài tiết axit uric. Nguyên nhân là do quá trình chuyển hóa fructose cần sự hỗ trợ của purin. Đồng nghĩa rằng lượng fructose cần được giải phóng càng nhiều thì lượng purin được cơ thể tạo ra càng lớn.
Mặc dù không phải 100% các loại nước ép đều gây nguy hại cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, người có nồng độ axit uric trong máu cao cần chủ động tìm hiểu về các loại nước ép trái cây trước khi nạp vào cơ thể. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
5 loại nước ép an toàn với người có axit uric cao
Nước ép dứa
Người có nồng độ axit uric cao có thể bổ sung nước ép dứa vào khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi trong dứa có các enzym có khả năng hòa tan axit uric. Đồng thời, thói quen uống nước ép dứa còn có thể giúp tăng tốc độ đào thải axit uric qua đường tiểu, giảm đau, giảm viêm khớp.
Nước ép anh đào (cherry)
Từ lâu, quả cherry được biết đến với nhiều công dụng khác nhau trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout. Các thành phần của cherry có khả năng thúc đẩy quá trình đào thải axit uric. Uống nước ép anh đào mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa đau, viêm khớp do acid uric lắng đọng.
Nước ép táo
Với bệnh nhân gout, thói quen uống nướp ép táo có thể hỗ trợ trung hòa axit uric, từ đó giúp giảm các triệu chứng viêm, đau do bệnh gây ra. Bên cạnh sử dụng nước ép, người bệnh cũng có thể ăn 1 quả táo mỗi ngày để cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ bên trong cơ thể.