Thứ ba, 30/07/2024 20:00 (GMT+7)
–Giảm đường huyết
Trong 100g rau lang có 91,8g nước; 2,6g protein; 0,1g chất béo; 3,2g chất xơ; 3,6g carbohydrate…
Đường huyết sau ăn được giảm với sự hỗ trợ của rau lang vì loại rau này chứa nhiều chất xơ hòa tan. Đây là chất có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, từ đó giúp giảm đường huyết sau ăn, tốt cho bệnh tiểu đường.
Bản thân chất xơ không làm tăng lượng đường huyết. Thêm vào đó, khi ăn chất xơ, đường tiêu hóa cần nhiều thời gian hơn để phân hủy thức ăn và làm chậm quá trình tăng đường huyết của các thực phẩm giàu năng lượng khác.
Giúp tăng cường sản xuất insulin
Đường huyết được hỗ trợ kiểm soát bởi rau lang chứa một chất có tên là charantin. Charantin được biết đến như một chất kiểm soát đường huyết tự nhiên. Nó chứa một hợp chất giống như insulin là p-insulin, có tác dụng kích thích sản xuất insulin, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Giảm cân
Khi rau lang được hấp thu tại ruột, do chứa chất xơ hoà tan – chất xơ tan được trong nước nên sẽ hút nước và nở ra giúp giữ dịch mật trong các lớp nhầy rồi theo phân ra ngoài. Vì vậy làm giảm sự hấp thu lại dịch mật. Bữa ăn chứa rau lang sẽ giúp làm giảm cholesterol trong máu, đồng thời giúp no lâu, tốt cho quá trình giảm cân an toàn.
Người bệnh tiểu đường nên chế biến rau lang thế nào
Nấu canh: Người bệnh tiểu đường có thể nấu canh rau lang với thịt nạc, tôm hoặc cá.
Xào: Người bệnh tiểu đường có thể ăn rau lang xào nhưng nên xào với ít dầu mỡ và không nên xào quá lâu để tránh làm tăng lượng carbohydrate hấp thụ.
Luộc hoặc hấp: Đây là cách chế biến đơn giản, giữ được nhiều chất dinh dưỡng trong rau lang. Người bị tiểu đường nên luộc hoặc hấp rau lang chín tới, không nên luộc quá kỹ vì như thế sẽ mất đi một số chất dinh dưỡng.