Ăn đủ protein
Cách điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm mỡ bụng và giảm cân là đảm bảo bạn nạp đủ protein cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm giàu protein như trứng, sữa chua Hy Lạp, đậu, ức gà, cá ngừ, hạt diêm mạch và cá hồi.
Bổ sung protein làm tăng cảm giác no, giảm lượng calo tổng thể và ngăn ngừa ăn quá nhiều. Hơn nữa, bổ sung protein đóng vai trò điều chỉnh hormone bằng cách giảm cảm giác thèm ăn.
Ăn nhiều chất xơ
Việc tăng cường bổ sung chất xơ có liên quan đến việc giảm mỡ nội tạng. Chất xơ đóng vai trò thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh và giảm viêm, từ đó, làm giảm nguy cơ tích tụ mỡ nội tạng.
Một số thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ nỗ lực giảm cân như hạt chia, đậu lăng, quả mâm xôi, atisô, rau cải rổ và khoai lang.
Hạn chế đường
Kem, bánh quy sôcôla chip, bánh rán và bánh ngọt thường chứa nhiều đường và không có chất dinh dưỡng. Vì vậy, nên giảm tiêu thụ thực phẩm có đường.
Thực phẩm có đường làm tăng nồng độ insulin, thúc đẩy việc tích trữ chất béo và tăng mỡ nội tạng. Ngoài ra, lượng đường cao đóng vai trò gây ra chứng viêm vì có liên quan đến tình trạng kháng insulin và rối loạn chuyển hóa.
Cân nhắc lựa chọn các chất thay thế đường như thay soda bằng nước khoáng có ga hoặc nước trái cây. Chọn thực phẩm nguyên chất như rau và trái cây, bánh mì nguyên cám và thịt nạc.
Ngoài ra, nấu ăn ở nhà có thể tránh thực phẩm chế biến sẵn và đường bổ sung bởi bạn có toàn quyền kiểm soát nguyên liệu.
Tránh chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa làm tăng lượng calo, gây tăng mỡ bụng và mỡ nội tạng. Đồng thời, thúc đẩy tình trạng viêm và tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu), góp phần tăng mỡ bụng.
Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên hoặc thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn chất béo không bão hòa lành mạnh hơn như bơ, các loại hạt, cá béo và dầu ô liu.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Nguyên nhân chính gây tăng cân và tăng mỡ trong cơ thể là lượng calo nạp vào quá nhiều. Đảm bảo khẩu phần ăn phù hợp là điều quan trọng để cắt giảm lượng calo.