Nhiều chuyên gia y tế, trong đó có TS.BS Trần Bá Thoại, Ủy viên BCH Hội nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện 199 (Bộ Công an) cũng đã đưa ra những lời khuyên bổ ích về cách sinh hoạt, ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
1. Ăn đủ chất đạm protein
Protein được hình thành từ các acid amin. Có vào khoảng 23 loại acid amin khác nhau, cơ thể tự tổng hợp được vào khoảng 14 loại, 09 loại khác bạn phải bổ sung từ nguồn thực phẩm. Một acid amin được gọi là tyrosine, phenylamine đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone dopamine. Cả tyrosine và phenylamine đều được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm giàu protein như gà tây, thịt bò, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu khác.
Các nghiên cứu cho thấy việc những thành phần tyrosine và phenylalanine trong chế độ ăn uống có thể làm tăng mức độ dopamine trong não, thúc đẩy bạn tập trung suy nghĩ và cải thiện trí nhớ.
2. Ăn ít chất béo bão hòa
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn nhiều các chất béo bão hòa chẳng hạn như chất béo có trong mỡ động vật, bơ, dầu cọ, dầu dừa có thể phá vỡ các liên kết dopamine trong não bộ, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến thay đổi hệ thống dopamine.
3. Bổ sung dưỡng chất
Cơ thể bạn cần một số vitamin và khoáng chất để tạo ra dopamine. Chúng bao gồm sắt, niacin, folate và vitamin C, B6… có nhiều trong trái cây
4. Tiêu thụ probiotic
Probiotics (được tạm dịch là chất trợ sinh) là các chủng vi khuẩn sống có lợi. Nói một cách dễ hiểu, men vi sinh là những vi khuẩn tốt, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật. Đặc biệt, một số vi khuẩn đường ruột cũng có khả năng sản xuất dopamine, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi. Ví dụ: Ăn Yaourt mỗi ngày cũng là một gợi ý tốt cho sức khỏe.
5. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên được khuyến khích để tăng mức endorphin và cải thiện tâm trạng, có lợi cho những người mắc bệnh Parkinson.
6. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp mức độ dopamine cân bằng và giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, hoạt động tốt hơn trong ngày. Thường thì, dopamine được giải phóng vào buổi sáng với số lượng lớn và giảm dần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thiếu ngủ sẽ khiến phá vỡ nhịp điệu tự nhiên này.
7. Nghe nhạc
Một số nghiên cứu hình ảnh não bộ đã phát hiện ra rằng nghe nhạc làm tăng hoạt động các khu vực khoái cảm của vùng vỏ não, nơi chứa nhiều thụ thể dopamine, giúp những người mắc bệnh Parkinson cải thiện khả năng kiểm soát vận động tinh thần của họ.
8. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Tắm nắng buổi sớm – hoạt động này sẽ giúp cơ thể bạn sản sinh nhiều hormone hạnh phúc dopamine. Tuy nhiên, nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm khi bức xạ cực tím mạnh nhất, thường là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và bôi kem chống UV (Ultraviolet) hay còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại làm lão hóa da.
Chuyên gia nội tiết cho biết thêm, y học hiện đại chứng minh, tuổi già nhanh chóng (đặc biệt là phụ nữ), các bệnh như ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét bao tử… có từ 65-90% triệu chứng liên quan tới áp lực tâm lý. Đông y cũng có ghi: “Bách bệnh sinh ra từ tâm”. Vì vậy, nếu chữa bệnh thì nên ưu tiên chữa “tâm” trước.
Bởi vì, khi vui não bộ tiết ra “hormone hạnh phúc” dopamine, mang lại nhiều tác dụng cho con người như: Cảm giác hạnh phúc, động lực, trí nhớ, khả năng tập trung và điều chỉnh các chuyển động của cơ thể. Khi hormone hạnh phúc dopamine được giải phóng với số lượng lớn, bạn sẽ có cảm giác hưng phấn, thích thú, tăng cảm hứng sống.