Đường trong cơ thể một phần đến từ carbohydrate. Sau khi vào cơ thể, chúng sẽ phân hủy thành glucose, tạo ra năng lượng cho tế bào. Carbohydrate đơn giản như kẹo hoặc trái cây bị phân hủy nhanh chóng, đưa một lượng đường nhanh chóng vào máu. Các loại carbohydrate phức tạp hơn như cơm, bún, phở, miến… sẽ phân hủy chậm hơn và cung cấp một lượng đường ổn định hơn theo thời gian.
Theo Tiến sĩ Harika Uppalapati, Chuyên gia tư vấn, Bác sĩ đa khoa, Bệnh viện Manipal, Vijayawada tại Ấn Độ cho biết, mặc dù mọi người đều tin rằng những người mắc bệnh tiểu đường phải tránh hoàn toàn đường nhưng trên thực tế thì không phải hoàn toàn tất cả mà còn phải dựa vào một số yếu tố, chẳng hạn như loại bệnh tiểu đường, sức khỏe tổng thể và kế hoạch ăn kiêng cá nhân.
Lượng carbohydrate và lượng đường trong máu đối với người bị bệnh tiểu đường
Tiến sĩ Uppalapati nhấn mạnh: “Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, việc duy trì lượng đường trong máu ổn định là điều quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng. Điều này liên quan đến việc theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ vì carbohydrate ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu, khiến nó trở thành mối lo ngại quan trọng”.
Hướng dẫn về lượng đường
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị rằng carbohydrate, bao gồm cả đường, thường chiếm khoảng 45-60% lượng calo tiêu thụ hàng ngày cho những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này có nghĩa là đường có thể được đưa vào chế độ ăn kiêng nhưng nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Theo một khảo sát được công bố năm 2016 trên Tạp chí của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ), trung bình mỗi ngày, người lớn bị tiểu đường cần nạp thêm ít nhất 77 gram đường, trong khi trẻ em phải cần ăn 82 gram đường mỗi ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng đã đưa ra các khuyến nghị dinh dưỡng về cách quản lý đường và carbohydrate từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng để tối ưu hóa việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Vai trò của chỉ số đường huyết trong việc tiêu thụ đường
Cách kết hợp đường vào chế độ ăn uống là phải xem xét chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm. Tiến sĩ Uppalapati cho biết: “Thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giải phóng glucose dần dần, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến, chẳng hạn như trái cây nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt, là lựa chọn tốt hơn so với các thực phẩm có GI cao như đồ uống có đường và kẹo”.
Kết luận
Lượng đường tiêu thụ hàng ngày đối với người mắc bệnh tiểu đường ở mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hướng dẫn cá nhân về cách quản lý lượng đường và phát triển kế hoạch cho các bữa ăn cân bằng để hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả.