Sinh lý học của giấc ngủ
Theo Tiến sĩ Pradeep Mahajan, Nhà nghiên cứu Y học tái tạo và Nhà sáng lập StemRx BioScience Solutions, Ấn Độ, tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp bạn ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, thời điểm tập thể dục không phù hợp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Theo một nghiên cứu bởi Y học thể thao (Auckland, New Zealand), hoạt động thể chất buổi tối có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ khi thực hiện ở cường độ vừa phải, thay vì cường độ mạnh.
Lợi của việc tập thể dục trước khi đi ngủ
Điều hòa nhiệt độ cơ thể: Tập thể dục làm tăng nhiệt độ cơ thể và sau khi tập thể dục, cơ thể tự nhiên hạ nhiệt. Sự thay đổi nhanh chóng về mặt sinh lý có thể gây buồn ngủ.
Giảm căng thẳng và lo âu: Tập thể dục giải phóng endorphin, có thể làm giảm căng thẳng và sự lo lắng, hai yếu tố thường liên quan đến rối loạn giấc ngủ.
Cải thiện giấc ngủ: Tập thể dục trước khi đi ngủ với cường độ vừa phải không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng hơn.
Rủi ro của việc tập thể dục trước khi đi ngủ
Nhịp tim tăng cao: Tập thể dục cường độ cao làm tăng nhịp tim và mức adrenaline, khiến một số người khó thư giãn.
Rối loạn giấc ngủ: Khi bạn tập luyện với cường độ cao, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống hồi phục sau tập gồm sự tăng cường lưu thông máu và cung cấp năng lượng cho các mô. Điều này cũng có thể gây kích thích đối với hệ thống thần kinh và tạo ra sự tăng động.
Thời điểm lý tưởng để tập thể dục
Tiến sĩ Mahajan cho biết: “Nên tránh tập thể dục mạnh trong vòng hai đến ba giờ trước khi đi ngủ. Điều này cho phép cơ thể trở lại nhiệt độ cơ bản và trạng thái sinh lý, giúp bạn ngủ ngon hơn”.
Nguồn tin: https://laodong.vn/suc-khoe/loi-ich-va-rui-ro-khi-tap-the-duc-truoc-khi-di-ngu-1382323.ldo