Axit uric là một sản phẩm của chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Đây là nguồn axit uric nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (nhất là nội tạng, hải sản…) cũng có nhân tế bào, khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric.
Axit uric được đào thải 80% qua đường tiết niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Trong quá trình chuyển hóa, khi nguồn tạo thành axit uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm cho chúng bị giữ lại trong máu, kết tinh thành những tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn ở khớp và gây ra triệu chứng của bệnh gút.
Lượng axit uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ là chỉ số bình thường. Nếu vượt qua chỉ số này thì bạn đang bị tăng axit uric máu và nguy cơ mắc bệnh gút sẽ rất cao.
Gần đây, nhiều người ưa chuộng sử dụng giấm táo hơn các loại giấm khác, do tính thiết thực cho sức khỏe, sắc đẹp và nhiều công dụng khác trong căn bếp mà giấm táo mang lại.
Táo rất giàu axít malic, giúp trung hòa axit uric. Điều này giúp giảm nhẹ cho những bệnh nhân đang bị lượng axít uric cao trong máu.
Uống giấm táo cũng có lợi cho những người bị axit uric cao. Bạn có thể thêm 3 thìa cà phê giấm vào 1 cốc nước. Uống giấm táo giúp điều trị tình trạng axít uric cao. Axit malic, thành phần chính của táo, giúp đưa mức axit uric trở lại bình thường. Bạn có thể thêm 1-3 thìa giấm táo vào 250ml nước ấm và uống 2-3 lần/ngày. Ăn táo tươi cũng có tác dụng tương tự.
Hàm lượng axit uric trong máu cao không được đào thải ra khỏi cơ thể gây ra sự hình thành các tinh thể muối Urat. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout được hình thành. Trong giấm táo có axit malic – một hoạt chất có tác dụng phá vỡ và loại bỏ axit uric vô cùng hiệu quả.