Nhằm tăng tỉ lệ bao phủ và hướng tới BHYT toàn dân, Bộ Y tế đề xuất ba phương án mở rộng diện đóng.
Sau khi cân nhắc lợi – hại, Bộ Y tế lựa chọn phương án giữ nguyên quy định hiện hành. Điều này phù hợp thực tiễn trong bối cảnh nguồn thu ngân sách hạn hẹp và đảm bảo tiến độ sửa luật để kịp thời có hiệu lực vào năm 2025. Riêng phương án với quy định bổ sung thân nhân lao động vào diện đóng BHYT được cân nhắc thực hiện trong lần sửa đổi tổng thể Luật BHYT thời gian tới.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5.2024 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Ngoài mở rộng diện đóng, Bộ Y tế đang đề xuất lộ trình nâng mức đóng BHYT từ năm 2025…
Cuối năm 2023, cả nước có gần 93,7 triệu người tham gia BHYT, tỉ lệ bao phủ trên 93% dân số. Việt Nam đặt mục tiêu năm 2025 bao phủ BHYT trên 95% dân số.
Đại diện một doanh nghiệp Logistics P.A tại tỉnh Hải Dương cho biết, thời gian qua, trước tình trạng nhiều doanh nghiệp chậm đóng BHXH gây ảnh hưởng tới việc giải quyết quyền lợi BHXH cho người lao động, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp để hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH đảm bảo quyền lợi cho người lao động, qua đó, tình trạng chậm đóng BHXH đã từng bước được cải thiện qua từng năm. Tuy nhiên, tình trạng chậm đóng BHXH vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương, đặc biệt trong bối cảnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn hơn.
BHXH đóng cho người lao động, doanh nghiệp còn nợ lấy tiền đâu ra đóng BHYT cho người thân của lao động.
Đề xuất không khả thi và làm khó doanh nghiệp, giờ kinh tế khó khăn, doanh nghiệp trả đủ lương, đóng BHYT, BHXH cho người lao động đầy đủ đã tốt rồi. Đề xuất nghe nhân văn nhưng thật ra đang gián tiếp làm cho sức khỏe của doanh nghiệp đi xuống, một doanh nghiệp có cả nghìn lao động, dù có đóng thêm 1% để mua BHYT cho người thân của lao động cũng đã là một số tiền lớn.