Cây bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz, thuộc họ Tử vi – Lythraceae.
Ở Việt Nam, có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này mọc hoang dại ở hầu khắp cả nước, nhưng phần đông chủ yếu ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Bắc.
Bằng lăng là cây cho bóng mát, thân gỗ. Đối với các nghiên cứu trong y học hiện đại, công dụng của cây bằng lăng gồm:
Kháng khuẩn: Các thành phần của bằng lăng có hiệu quả với nhiều giống vi khuẩn hay gặp trên vết thương cùng với vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Tanin có trong vỏ thân và lá bằng lăng là một trong các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ nhiều trong việc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn
Kháng nấm: Tương tự như kháng khuẩn, cây bằng lăng cũng có tác dụng kháng các loại nấm như các loại nấm gây tổn thương ngoài da (Candida Albicans, Trichophyton Gypseum…)
Có tác dụng với người bị nấm da, hắc lào: Vỏ bằng lăng thái nhỏ, ngâm với cồn 70 độ ở tỉ lệ 20-30% trong 1 tháng. Sau đó lấy bôi lên vùng da bị nấm để chữa trị.
Lá bằng lăng chữa đái tháo đường: Dùng 50g lá già hoặc 50g quả khô với 0,5 lít nước, sau đó đun sôi. Chắt lấy phần nước, uống 4-6 cốc trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.
Vỏ cây, lá và hoa bằng lăng được dùng làm thuốc hãm uống chữa bệnh tiêu chảy. Hoa của loài cây này còn có công dụng lợi tiểu rất tốt. Hạt bằng lăng có tác dụng an thần, gây ngủ. Quả bằng lăng được ứng dụng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau miệng.
Đặc biệt, lá bằng lăng có chứa valoneic acid dilatone có khả năng ức chế xanthine oxidase giúp giảm axit uric trong máu. Nhờ vậy, người bệnh gout có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình. Dịch chiết từ lá bằng lăng có tác dụng đối với bệnh nhân mắc gout tốt hơn là sử dụng thuốc tân dược.