Khởi động
Luôn bắt đầu các buổi tập tạ bằng cách khởi động đúng cách để giúp buổi tập hiệu quả hơn. Thực hiện bài tập khởi động làm nóng toàn thân, tập trung vào từng chuyển động và kích hoạt các nhóm cơ bắp.
Ưu tiên các bài tập phức hợp
Ưu tiên tập các bài phức hợp vào thói quen tập luyện như squat, lunge (chùng chân). Đây là các bài tập kích hoạt đồng thời nhiều nhóm cơ bắp, tăng cường đốt cháy calo và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Nâng cao độ khó của bài tập
Khi đã thực hiện được các bài tập cơ bản, bạn có thể thử thách bản thân bằng cách nâng tạ nặng hơn hoặc thực hiện thêm một vài lần lặp lại của động tác, tăng thời gian. Điều này giúp kích thích và tăng lượng cơ bắp, đồng thời, tăng cường đốt cháy chất béo để giảm mỡ bụng.
Kết hợp các bài tập bụng
Song song với tập tạ, bạn có thể kết hợp thực hiện các bài tập bụng như gập bụng, plank (tấm ván) để tăng cường cơ cốt lõi, đồng thời, làm cho các múi cơ ở bụng trở nên săn chắc. Cơ cốt lõi là nhóm cơ bao gồm cơ bụng, cơ ổn định dọc cột sống, xương chậu phía sau và các nhóm cơ xiên dọc bụng phía trước.
Nghỉ ngơi
Kết hợp tập tạ với chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung nước để giảm cân hiệu quả. Điều này cũng giúp tăng hiệu suất tập luyện, tăng tốc độ phục hồi của cơ thể, giảm nguy cơ chấn thương. Lưu ý đảm bảo tập luyện đều đặn để tăng tốc quá trình đốt mỡ bụng.