Bệnh vảy nến móng tay là gì?
Theo Viện Quốc gia về Viêm khớp, Cơ xương và Bệnh ngoài da, Ấn Độ, bệnh vảy nến là một căn bệnh mạn tính trong đó hệ thống miễn dịch trở nên hoạt động quá mức, khiến các tế bào da sinh sản nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả móng tay của bạn.
Nấm móng tay là gì?
Theo Tiến sĩ Geetika, Bác sĩ da liễu và là người sáng lập Phòng khám da và tóc Influennz, Ấn Độ, nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay có thể do nhiều loại vi nấm gây ra, phổ biến nhất là nấm sợi tơ dermatophytes và nấm hạt men candida. Nấm sợi tơ thường tấn công gây tổn thương từ bờ vào trong móng, không gây viêm quanh móng. Còn nấm hạt men gây tổn thương từ vùng chân móng đi ra, có viêm quanh móng.
Các triệu chứng chính của bệnh vảy nến móng tay với nấm móng tay
Cả bệnh vảy nến móng tay và nấm móng tay đều có thể gây ra các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như:
Đổi màu móng: Móng bị ảnh hưởng có thể chuyển sang màu trắng, vàng, nâu hoặc xanh lá cây. Sự đổi màu thường bắt đầu ở rìa móng và lan vào bên trong.
Bệnh loạn dưỡng móng: Móng tay bị nhiễm trùng có thể trở nên dày lên, giòn và biến dạng, có thể gây đau đớn, đặc biệt nếu chúng mọc ngược và đâm vào da.
Cách phân biệt giữa các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay và nấm móng tay
Tiến sĩ Geetika cho biết thêm, mặc dù cả bệnh vảy nến móng và nấm móng đều có thể gây ra tình trạng đổi màu và biến dạng móng, nhưng có một số điểm khác biệt chính giữa hai tình trạng này.
Tính đối xứng: Bệnh vảy nến móng tay sẽ bị ảnh hưởng đến toàn bộ các móng. Ngược lại, nấm móng tay thường ảnh hưởng đến một vài móng, vì nó là do nhiễm trùng bên ngoài.
Tổn thương vảy nến trên da: Ngoài móng tay thì bệnh vảy nến còn làm gây tổn thương đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Cách chăm sóc móng tay
– Giữ móng tay được cắt tỉa cẩn thận để ngăn ngừa các vấn đề như móng mọc ngược và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
– Tránh cắn móng tay vì có thể làm hỏng nền móng và xâm nhập vi khuẩn hoặc nấm.
– Dưỡng ẩm thường xuyên cho tay và móng tay để tránh khô và nứt nẻ.
– Hạn chế tiếp xúc lâu với nước và luôn lau khô móng tay sau khi rửa.
Nguồn tin: https://laodong.vn/suc-khoe/cach-phan-biet-giua-vay-nen-mong-tay-va-nam-mong-tay-1386147.ldo