Thứ bảy, 23/03/2024 14:00 (GMT+7)
–Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe vì giúp máu huyết lưu thông tốt, giảm căng thẳng, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều đặc biệt là khi ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ đều đặn còn giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó tăng khả năng đốt cháy mỡ nội tạng, hỗ trợ quá trình giảm mỡ bụng.
Một số loại nước ngâm chân thông dụng như nước muối, nước chè xanh, nước hoa cúc hoặc chỉ đơn thuần là nước ấm.
Trong đó, ngâm với nước muối ấm sẽ làm làm ấm cơ thể, giúp máu tuần hoàn tốt hơn và nâng cao quá trình trao đổi chất.
Nước chè xanh có tác dụng tốt kháng khuẩn, chống lão hóa da, tăng cường thể chất nhờ vào chất phenol và nhiều hợp chất khác. Dùng lá chè ngâm chân còn giúp phòng ngừa bệnh nấm, nước ăn chân, khử mùi hôi chân hiệu quả.
Ngâm chân với nước hoa cúc giúp cải thiện tình trạng sức khỏe đối với người thường xuyên đau lưng, đau thần kinh và phong thấp.
Cách ngâm chân như sau: Chuẩn bị một chậu nước nóng khoảng 40 – 50 độ C, có thể là nước sạch đun sôi hoặc nước thảo dược (dùng loại thảo dược nào nên hỏi ý kiến bác sĩ để phù hợp thể trạng đối với người đang có bệnh cần điều trị).
Tư thế ngâm chân là ngồi thoải mái trên ghế và nên thực đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ, thời gian ngâm chân hiệu quả nhất là 10 – 15 phút.
Cần ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm – đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân vì ở cổ chân có nhiều huyệt, chỉ khi ngâm trong nước, trong thảo dược mới phát huy được tác dụng mong muốn.
Tuyệt đối không được ngâm chân trong vòng 30 phút sau bữa ăn. Nhiệt độ nước ngâm chân nên từ 40 đến 50 độ C, không nên dùng nước quá nóng. Không nên ngâm chân quá lâu. Sau khi ngâm chân xong không nên ngủ ngay mà cần lau khô, đồng thời đợi chân cân bằng nhiệt độ với cơ thể.
Người mắc bệnh tiểu đường không nên ngâm chân vì rất dễ xuất hiện tình trạng bỏng da. Nguyên nhân chủ yếu do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều.