Chủ nhật, 17/12/2023 18:41 (GMT+7)
–Uống nhiều nước mỗi ngày
Axit uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày.
Việc bổ sung nước giúp kích thích tạo nước tiểu và tăng cường hoạt động lọc của thận. Khi này, axit uric sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có thể giúp giảm mức axit uric trong máu thông qua một số cơ chế. Một trong những cơ chế chính là vitamin C giúp tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận, giảm sự tái hấp thụ của nó trong máu.
Ngoài ra, vitamin C cũng có thể giảm khả năng tạo thành tinh thể urate trong các khớp, giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến axit uric cao như bệnh gout.
Lưu ý, vitamin C chỉ nên uống vào ban ngày (trước 6h tối) để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý làm suy giảm chức năng thận.
Ăn cherry
Cherry chứa anthocyanin, một hợp chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm và ổn định cân bằng axit uric. Anthocyanin có thể ảnh hưởng đến một số quá trình trong cơ thể, bao gồm giảm tổng sản xuất axit uric và tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng việc ăn cherry, đặc biệt là cherry đen, có thể giảm mức axit uric và giảm nguy cơ cơn gout. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả có thể khác nhau giữa mỗi người.
Uống cà phê
Trong một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống 1 – 3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gout. Caffeine trong cà phê có thể tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận, giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, caffeine cũng được cho là có tác động chống viêm và giảm nguy cơ gout.
Tuy nhiên, cần uống cà phê ở lượng vừa phải vì caffeine trong cà phê là một chất dễ gây nghiện. uống nhiều cà phê còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mọi người.
Giảm thực phẩm giàu purin
Purin là một hợp chất tự nhiên được cung cấp từ thực phẩm. Ở trong cơ thể, quá trình phân hủy purin sẽ tạo ra các axit uric. Do đó, một chế độ ăn cung cấp hàm lượng cao purin duy trì trong thời gian dài liên tục sẽ làm tăng cao nồng độ axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bị bệnh gout.
Trong đó có các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản. Đây là nguồn sản xuất axit uric cao nhất, nên thay vì tiêu thụ chúng thì ta có thể thay bằng các loại thịt trắng như thịt cá sông hay thịt ức gà có chứa hàm lượng đạm cao nhưng lại có rất ít purin, rất tốt cho người bị bệnh gout do có khả năng chống lại quá trình kết tủa của axit uric trong cơ thể.