Bệnh tiểu đường là bệnh chuyển hóa mãn tính, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gồm bệnh về tim và mạch máu, biến chứng về mắt, sức khỏe răng miệng, bệnh thận và tổn thương thần kinh.
Đối với sức khỏe răng miệng, lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể làm tăng hàm lượng đường trong nước bọt – nguồn thức ăn cho vi khuẩn cư trú trong mảng bám dính trên răng. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây sâu răng và các bệnh về nướu.
Đồng thời, triệu chứng của bệnh nướu răng bao gồm nướu bị viêm và thường xuyên chảy máu. Quá trình chữa nhiễm trùng miệng có thể bị trì hoãn. Bệnh nhân tiểu đường dễ bị khô miệng hơn. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt.
Bên cạnh đó, bệnh tưa miệng là bệnh nhiễm nấm vùng miệng và lưỡi ở người mắc bệnh tiểu đường. Nấm phát triển mạnh nhờ hàm lượng glucose cao trong nước bọt của những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
Để kiểm soát mức đường huyết ở người bệnh tiểu đường, nên nghe theo tư vấn khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống và thuốc. Đảm bảo dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Nên thăm khám tại nha sĩ 6-12 tháng/lần để kiểm tra răng, nướu và miệng của bạn xem có dấu hiệu nào của vấn đề sức khỏe răng miệng không như nướu đỏ, sưng hoặc dễ chảy máu. Uống nhiều nước để làm tăng sản xuất nước bọt, tránh khô miệng. Ngừng hút thuốc vì có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng.